Giáo dục Việt Nam và những nhầm lẫn

Giáo dục Việt Nam

Các bài báo Tony lướt qua và lụm lặt, kèm vài lời nhận xét, chia sẻ cùng bạn đọc tham khảo:

Giáo dục Việt Nam và những nhầm lẫn

Bài cực hay trên báo Vietnamnet, tờ báo khá uy tín ở nước ta.

Vấn đề giáo dục Việt Nam hiện nay là triết lý giáo dục “học để thi” dẫn đến nhiều vấn đề vô cùng méo mó. Rất nhiều trường thoả thuận ngầm với giáo viên và học sinh, không tốn thời gian học các môn không thi, dẫn đến tú tài chứ nhiều bạn không biết gì về kiến thức cơ bản của cuộc sống. Vì xã hội xếp loại trường trên cơ sở lượng học sinh vào Đại học. Trường nào đậu Đại học nhiều, điểm trung bình cao là đổ xô vào học.

Thi cử là phải có để phân loại, ai tinh hoa ai đại trà để có hướng đào tạo phù hợp. Tuy nhiên, cần có sự hài hoà với vui chơi, thể thao, kiến thức cơ bản. Thi cử cần cải cách theo hướng một năm thi mấy lần như SAT hoặc muốn thi là thi như IELTS,…như giáo dục phổ thông các nước trên thế giới (trừ Trung Quốc, Hàn Quốc vì hai nước này vẫn theo văn hoá khoa bảng, thi cử rất áp lực). Mô hình giáo dục Đức là mô hình tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới.

Giao Duc O Viet Nam

 

Những nhầm lẫn về giáo dục ở Việt Nam

Đại học Duy Tân thu hút nhiều thí sinh điểm cao – Tuoitre.vn

Một bạn cựu sinh viên Đại học Duy Tân chia sẻ, ở trường bạn, thường có 2 nhóm sinh viên chính. Một là điểm cao chót vót, có thể vô mọi trường Top đầu nhưng các bạn chọn Duy Tân, chọn chương trình đào tạo quốc tế, đơn giản các bạn được miễn học phí. Xong ra trường, các bạn này đều có thành tựu như công bố bài báo quốc tế, các cuộc thi quốc tế, học bổng du học thạc sĩ hay đi làm các tập đoàn đa quốc gia, cạnh tranh ngang ngửa với trường RMIT hay ĐH quốc tế Tp HCM trong các suất quản trị viên tập sự các tập đoàn lớn. Các giảng viên của trường cũng lưu ý nhóm này trong hồ sơ đăng ký nhập học để mời vô cộng tác, phụ việc, trợ lý cho các công trình nghiên cứu khoa học của họ.

Ngoài ra còn có nhóm có đầu vào vừa đủ điểm sàn, tức 15-16 điểm tuỳ năm. Nhóm này vào học cũng theo chương trình quốc tế, sáng tiếng Việt, chiều tiếng Anh ròng rã trong 4 năm, năm 1 là sáng tiếng Việt, chiều dạy lại tiếng Anh có dịch, rồi bỏ dịch dần. Năm 2 là nghe tiếng Anh hoàn toàn. Năm 3,4 là thuyết trình hùng biện trước lớp bằng tiếng Anh 100% hết, nên ra trường, các bạn đều có việc làm tốt. Dù đầu vào không giỏi.

Các bạn có thể hướng con em mình phân luồng như vậy. Nếu là tinh hoa, học các trường hàn lâm để thi thố có thành tựu. Còn trí óc tầm tầm, thì nên học nhiều thật nhiều tiếng Anh, lựa chương trình dạy nghề cụ thể bằng tiếng Anh mà học, dân lập hay công lập không quan trọng, miễn họ có giảng viên dạy bằng tiếng Anh theo chương trình quốc tế. Bốn năm ròng rã nói miết bằng tiếng Anh sáng chiều, các bạn cũng đủ có khả năng làm việc ở mức chuyên viên cho các tập đoàn nước ngoài. Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2, không phải là ngoại ngữ. Nên 4 năm liên tục nói tiếng Anh sáng chiều, hầu như ai cũng có thể nắm được ngôn ngữ này ở mức độ khá cả.

Thay đổi để thích nghi hay là chết? cú đấm thô bạo thời 4.0 – Vietnamnet.vn

42 năm trước, Steven Sasson – một nhân viên làm việc tại Kodak đã tới gặp sếp mình để giới thiệu một thiết bị chụp ảnh mà không cần phim. Trái với sự háo hức của Steven, các sếp Kodak tỏ ra thờ ơ với phát minh này vì “chẳng ai muốn xem ảnh trên một màn hình lớn như chiếc ti vi cả”. Steven đã cảnh báo các sếp rằng thời đại máy ảnh số sẽ đến và Kodak chẳng thể làm gì để ngăn cản nổi nó.

Năm 2012, Kodak nộp đơn xin phá sản vì không thể cạnh tranh nổi với máy ảnh kỹ thuật số.

Khi Nokia vững vàng ở vị trí số 1 trên thị trường điện thoại, Apple vô danh. Nhưng khi IPhone với hệ điều hành iOS ra đời, mọi chuyện đã khác. Giờ đây, Apple thế chỗ Nokia thành người khổng lồ, còn Nokia đi theo vết xe đổ của Kodak ngày nào: Phá sản!

Sự ra đời của Uber, Grab, cùng “trận đại chiến” với taxi, xe ôm truyền thống, diễn ra khắp nơi trên thế giới chứ không riêng thị trường nào. Nắm đấm, gậy gộc, băng rôn, lệnh cấm… dồn dập giáng xuống xe ôm và taxi công nghệ. Nhưng người quyết định lại là khách hàng.

Điểm chung của những câu chuyện trên đây chính là cuộc chiến của cái cũ với cái mới. Phương thức truyền thống và công nghệ hiện đại.

Trước cái mới, nếu bạn không nắm bắt, bạn sẽ bị đào thải. Đó là quy luật. Nếu bạn không sáng tạo, không thông minh, không thức tỉnh….mà vẫn rập khuôn và cứng nhắc về tư duy, thì khả năng kiếm tiền không được nhiều, ăn cơm thừa canh cặn của người ta là điều chắc chắn.

Các bài báo Tony lướt qua và lụm lặt, kèm vài lời nhận xét, chia sẻ cùng bạn đọc tham khảo:

Các bài báo Tony lướt qua và lụm lặt, kèm vài lời nhận xét, chia sẻ cùng bạn đọc tham khảo:

Làm hư con mình mà cứ tưởng là thương

Nhiệm vụ của các bạn trẻ là thuyết phục cha mẹ, đừng can thiệp sâu vào các quyết định riêng tư của mình, để cho mình tự lập. Nếu họ vẫn khăng khăng không cho mình đi học xa, đi làm xa, đi du học, khởi nghiệp, chọn việc làm, chọn nơi ở, chọn ra riêng, chọn ở trọ, hoặc hôn nhân với người mình chọn….thì mình tự quyết thôi. Đời là của mình. Đất không chịu trời thì trời cũng phải chịu đất. Miễn cái mình làm là “không chết người, không hại người, không vi phạm pháp luật”.

Từ 18 tuổi trở lên, không được phép để bất cứ ai quyết định cuộc đời mình thay mình, dù là cha mẹ anh chị. Họ không phải là mình để hiểu mọi thứ về mình. Họ có khóc lóc, từ mặt, chửi bới, lôi hiếu thảo, công sinh hay công nuôi dưỡng ra nói, mình vẫn kiên quyết làm theo cái đúng.

Người thành công cần lý trí hơn cảm tính. Cái gì đúng, cái gì sai chứ không có người đúng, người sai.

quy-tu-song-bam-cha-me
Những quý tử tuổi ‘băm’

Những quý tử tuổi “băm”

Các ví dụ như dưới đây không nhiều. Đúng là vô cùng nhiều. Trai chủ yếu.

Tất cả đều là do cha mẹ mà ra cả. Không phải dạy nhiều chữ, không phải có bằng cấp, có kiến thức là có thể kiếm sống được hay thành đạt, hạnh phúc. Quan trọng nhất của mỗi người chính là Ý CHÍ. Đa số là con trai nhóm này thường được gia đình tìm một cô không có ngoại hình nhưng giỏi để giới thiệu, cốt là để tiếp tục dựa dẫm.

Mấy bạn gái nên bớt cảm tính, thể loại này nên tránh xa để bớt khổ. Mở rộng quan hệ quốc tế để tăng lựa chọn hơn là phải lấy đại 1 quý tử vầy. Thường dở như vầy là cha mẹ chiều chuộng, mà chiều chuộng là can thiệp rất sâu vào chuyện riêng, mà “ảnh” thì kém bản lĩnh, dở hoặc hem có thông minh hay không có quyết đoán mới kiếm tiền ít vậy. Mình sống chung với “ảnh” là sống chung với “cả gia đình ảnh”, mệt lắm. Con cái khi có gia đình phải ra sống riêng, chỉ thường xuyên về thăm hoặc ghé chơi, thì mới hạnh phúc được.

Làm dâu là một quan niệm quá lỗi thời, cần xóa bỏ quyết liệt. Cha mẹ là để yêu thương, kính trọng chứ không phải để họ quyết định cuộc đời mình, nhất nhất nghe theo họ vì mỗi thời đại mỗi khác, cần tự lập từ 18 tuổi để đủ bản lĩnh quyết định cuộc đời.

Về phần cha mẹ, con cái thành bại ở chỗ Ý CHÍ, chứ không phải điều kiện tốt nhất. Giành giật suất vô trường Ngô Bảo Châu học thì cũng chưa có Ngô Bảo Châu 2, mà chỉ có “ngô không có mà ăn” thì nhiều.

Muốn có ý chí, thì hãy buông cho con cái tự lập. Con cái, về phần mình, cũng phải gạt phăng đi mọi sự lo lắng, chu cấp, thương yêu quá đà của gia đình. Tự mình suy nghĩ, tự mình sống, tự mình quyết cuộc đời mình.

Giáo dục VN quên những người giỏi kỹ năng làm việc – Tuoitre.vn

Tôi sinh ra ở Hokkaido năm 1946 khi nước Nhật vừa ra khỏi chiến tranh. Nước Nhật thuở nhỏ của tôi nghèo hơn các bạn bây giờ rất nhiều. Chúng tôi không có đồ ăn, không quần áo, không giày dép.

Dép nếu có là dép cao su, quần áo nếu có là quần áo thủng lỗ. Khi học tiểu học, tôi nhớ món ăn ngon nhất mà tôi có là trái chuối – và món đó chỉ có vào ngày thi đấu thể thao toàn trường, ngày cha mẹ các học sinh đều mang đồ ăn ngon đến để cổ vũ cho con cái.

Tôi nhớ cả cha mẹ tôi khi đó đều đi làm. Mẹ tôi phải ở chợ làm nghề cắt cá, rửa cá từ sáng sớm tới tối mịt. Mỗi khi mẹ tôi về, tôi chạy ra ôm mẹ và vẫn còn ngửi thấy mùi cá từ quần áo của bà. Đến giờ, tôi vẫn biết ơn mùi cá này. Bố mẹ tôi khi đó làm việc rất chăm chỉ để có đồ ăn. Cả nước Nhật ai ai cũng phải làm chăm chỉ như vậy, và đó là một điều hết sức tự nhiên.
Nhưng sau đó thì nước Nhật phát triển kinh tế rất nhanh. Mọi người nhanh chóng có đồ ăn, áo mặc. Có một điều là ngay từ 300 năm trước, nước Nhật đã biết sản xuất thép, đã có rất nhiều doanh nhân nhỏ, rất nhiều mô hình kinh tế – nền móng cơ bản của kinh tế thị trường nên chúng tôi dễ dàng phát triển lên sau chiến tranh.
Về mặt tinh thần, người Nhật bị ảnh hưởng nhiều của samurai. Ngay từ bé, tinh thần đó dạy tôi phải luôn tự quyết định lấy mọi việc của mình. Mẹ tôi thì luôn dạy đừng làm gì sai trong đời, vì mọi thứ trên đời đều có ông trời nhìn thấy. Tinh thần samurai thì không được làm điều xấu, không trộm cắp, phải luôn trung thực và giúp đỡ những người nghèo khó. Với Nhật Bản, tinh thần samurai có nghĩa là phải luôn hành động đúng nhất. Điều đó rất tốt cho sản xuất, vì trong sản xuất phải làm điều đúng, chính xác…

Khi tôi mới đến VN 20 năm trước, tôi thấy người VN cũng rất chăm chỉ như người Nhật. Nhưng giờ thì tôi không còn cảm thấy điều đó nữa. Giờ tôi thấy người VN thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa.
Một điều có thể thấy là người VN thường coi thường những người lao động chân tay như thợ hàn, công nhân lao động, công nhân xí nghiệp. Nhiều người trẻ chỉ thích làm trong những văn phòng tiện lợi, nhà có điều hòa.

Chính phủ VN nói muốn phát triển công nghiệp nhưng nếu người trẻ coi thường lao động chân tay thì đến bao giờ mới có nền công nghiệp phát triển được? Nhiều công ty Nhật muốn nhân viên ra xí nghiệp chỉ dẫn cho công nhân nhưng nhân viên trẻ VN không muốn làm việc đó.

Khi tôi còn trẻ, có rất nhiều người Nhật làm việc trong nhà máy. Và người Nhật rất tôn trọng họ vì họ là những người lao động chân tay, họ có kỹ năng thật sự. Chúng tôi tôn trọng những người trực tiếp làm ra cái thìa, cái kính vì họ có kỹ năng.

Ở Tokyo, trường đại học nổi tiếng nhất là Đại học Tokyo. Nhưng các sinh viên ở trường này nếu có đến làm cho công ty tàu hỏa của thành phố thì việc đầu tiên họ phải làm là dọn dẹp nhà vệ sinh, cắt vé. Họ phải học lao động bằng chân tay. Họ phải trải qua mọi việc từ dưới lên trên trước khi muốn trở thành sếp. Theo tôi, việc người trẻ không tôn trọng những người lao động chân tay là khuyết điểm rất lớn của xã hội.

Ở VN, giờ có nhiều người tốt nghiệp đại học, nhiều người có bằng MBA nhưng họ chưa đụng tay làm những việc thật bao giờ cả. Họ chưa bao giờ làm những công việc tay chân lấm láp. Những người trẻ đó chỉ học trên giấy tờ, đọc sách nhưng họ chẳng hiểu gì thực tế cả. Tôi có họp với những người làm việc trong các lĩnh vực như chứng khoán, ngân hàng… để bàn về đầu tư một nhà máy, những người này cần tiền để làm nhà máy nhưng họ không hiểu gì về nguyên liệu thô, quy trình sản xuất hay thị trường… Tôi hỏi thì họ bảo “sếp tôi bảo phải làm”. Những người như vậy, họ chỉ hiểu được phần ngọn, phần bề mặt mà không hiểu hết mọi thứ…

Tác giả: Ito Junichi (người Nhật, CEO Công ty World Link Japan Inc, ảnh dưới), đăng trong Tuổi Trẻ, 15/09/2013.

Giao Duc O Viet Nam 2
Ito Junichi (người Nhật, CEO Công ty World Link Japan Inc)

Đọc báo online cùng TnBS

Xem thêm :

Bạn đọc comment:

SirabcxntnParis Lee ngẫm về Ng Phuong Huyen , Hg Lan, về Con Tran về Trần Minh Triết …. quá và rất rất nhiều sinh viên đại học xứ này như con VK
Huyền Châm Mộc Miên Thụy Vũ Khánh Vi Đào Hoàng Ngọc Ngà Thanh Mộc Đào Tùng Nhi Nhi Thi Loan Thieu Trần Thi Thu Trang Minh Khiêm Hoàng Thoa ạ !
hãy HỌC người NHẬT ở cái
#tinh_thần_samurai của họ
#TRUNG_THỰC + #LAO_ĐỘNG
btw, thầy Thọ Xuân Học Đường và các anh trai trẻ như Đức Quang Dương Đào Duy và nghệ sỹ LV Quang Nguyen đọc mấy bài kiểu này cũng rất tốt cho nhận thức tư duy đấy ạ !!!

Đoàn Ngọc Hà Thu nhập tăng nhưng năng suất không tăng

Quốc Hùng Đỗ Đúng, việt Nam vẫn còn quá ít nhân tài, Đi XKLD làm giàu cho NB và các nước HQ, Đài Loan…, trình độ nhận thức vẫn còn thấp.

Sằm Hằng Cũng đúng thật, và do k động tay động chân nên ít thấu hiểu về nghề và ra trường dễ chán nghề.

Lương Thanh Thao Hien Bài viết phản ánh đúng thực tế quá!

Hà Nguyễn Một phản ánh thực trạng rất sâu

 

, , , , , , , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *