Yếu Điểm hay Điểm Yếu
1. Hồi còn học ĐH, có lần tui tham gia cuộc thi Nhà Doanh Nghiệp Tương Lai, tới vòng sân khấu, một hội đồng khá đông gồm các thầy cô và các doanh nhơn (kiểu Shark siếc bây giờ, ưa phát biểu lên báo) hỏi,
– Hãy cho biết yếu điểm của em là gì?
Tui hỏi lại,
– Dạ, ý ban giám khảo là điểm yếu hay yếu điểm ạ?
1 ông doanh nhơn vội cầm mic, nói 2 khái niệm như nhau, đành rằng bây giờ SV kém tiếng Việt, nhưng em vô được vòng này rồi phải khác, lên lớp tổng xỉ vả tui 1 tràng. Tui không muốn làm bẽ mặt họ, nên xin lỗi rồi nói khuyết điểm của mình.
Điểm yếu, weakness, tức nhược điểm, cái còn chưa tốt, khác hoàn toàn chữ “yếu điểm”. Yếu điểm (要点) là điểm quan trọng, chữ “yếu” này là âm Hán Việt, đứng trước danh từ, giống yếu nhân là người quan trọng. Bảo vệ yếu nhân tức bảo vệ tổng thống này nọ, không phải bảo vệ người gầy yếu mô.
Kể chuyện trên để nói với các bạn là, một trong những cái khó nhất của loài người xưa nay, cản trở họ phát triển, chính là nhận ra điểm yếu, dám nói điểm yếu của mình, vì cái tôi, vì sĩ diện. Ít người nhận ra miệng mình rất hôi, người mình rất hôi, vì đã quen mùi của chính mình. Nhưng chúng ta lại thích nói điểm yếu của người khác. Chê người để gián tiếp nâng mình, vì sợ không ai xem trọng.
Với người thuộc hệ tiêu cực, cái tôi lớn, nếu nói trực tiếp điểm yếu trước mặt họ, sẽ khiến họ tự ái dữ dội, có khi dẫn đến cãi vã xô xát. Mình để bụng mà đi nói với người thứ 3, sau họ nghe được sẽ mất lòng, đi đôi chối ba mặt 1 lời, mày có nói vậy không, mày có nói vậy không? Nói thật nói đùa gì họ cũng suy diễn, thường nhóm người này không có khách quan. Nên giải pháp là, KHÔNG NÓI GÌ VỀ HỌ HẾT, coi như họ INVISIBLE, ai cái tôi lớn thì cứ cho họ lớn. Lo tập trung làm ăn, đừng bàn chuyện người nữa, hết nhức đầu. Còn bực mình là do mình còn nhiều chuyện.
Vạch áo xem lưng
2. Từ thế kỷ 19, Fukuzawa đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của nước Nhật nhờ những bài thức tỉnh, trong đó có thể kể đến những câu chuyện “những lạc hậu của người Nhật so với Phương Tây, người Nhật không văn minh như ta nghĩ, tập quán phong tục nào của người Nhật nên bỏ, người Nhật phải làm gì để dẫn đầu châu Á,…”.
Xem thêm : Một câu nói lay động cả dân tộc Nhật Bản
Thập niên 70, người Hàn Quốc cũng liên tục nhìn lại bản thân mình, cả xã hội ai ai cũng tự xét lại mình để xem điểm yếu nào mà sửa, về mặt xã hội có phong trào “người Hàn có những điểm xấu gì, người Hàn làm gì để hội nhập quốc tế, làm thế nào để thế giới tôn trọng người Hàn, phát triển văn hoá dẫn đến phát triển kinh tế và góp phần xã hội phồn vinh, những tục lệ cũ phải bỏ, những suy nghĩ lỗi thời…”. 15 năm mỗi người Hàn “tự soi gương” đã giúp Hàn Quốc lọt vô top những nước giàu.
Xem thêm : Lòng yêu nước & Kỳ tích Korea
Năm 1985, tác phẩm Người Trung Quốc Xấu Xí (丑陋的中国人-chou lou de zhong guo ren) được phát hành ở Đài Loan, sau được phát hành ở Đại Lục, và trở thành tác phẩm phổ biến nhất trong cộng đồng người Hoa, giúp họ nhìn lại mình, và từ đó, kinh tế Trung Quốc và cộng đồng người Hoa khởi sắc nhanh chóng.
3. Mỗi bạn nên dành thời gian 1 chút để tự ngẫm điểm yếu của mình, của doanh nghiệp mình. Rồi tìm cách sửa chữa, tìm người bù khuyết, hoặc quyết liệt hơn là thay đổi. Xem xét 1 cách khách quan. Làm ăn miết mà không được như mong muốn, thì rõ ràng có điểm yếu nào đó đang cản trở.
Thành ngữ cổ có câu, “đừng vạch áo cho người xem lưng”, ý nói đừng có tiết lộ lưng mình có gì. Nhưng đó là thời xưa, thời áo quần chằng chịt, đi biển tắm cũng trùm kín. Thời đại ngày nay là thời đại bikini, mình chủ động đưa lưng cho người khác xem chứ ngại ngùng gì. 1 mảnh 2 mảnh nhỏ xíu đầy ngoài biển, có ai nói gì đâu.
Ngoài lưng, nó muốn coi cái khác thì cũng đưa luôn cho nó coi.
TnBT
Bạn đọc comment:
Sandy Nguyen
Sáng nay đọc bài này mà tâm can đỡ rối đó Dượng ah, chuyện nhân sự vì 1 vài câu nói với nhau mà mặt nặng mày nhẹ, suốt ngày nghe méc như tiểu học, đuối cả người.
Lê Thị Hồng Phương Đoàn Công Đạt