ĐIỂM KHÁC BIỆT (Kinh nghiệm nhận biết và phân loại nhân sự)

Khác biệt giữa người với người

1. Ngồi ăn ở toà nhà Jin Mao 88 Shanghai, ông chủ hãng sản xuất điện tử lớn nhất nhì Thâm Quyến (tên tiếng Anh là Mathew, chia sẻ với anh sếp lớn tên M, người Việt Nam, sang đặt gia công những bình siêu tốc, bếp từ, nồi cơm điện…. gắn thương hiệu của Việt Nam nhưng SX tại TQ) về một số nhân sinh cuộc đời.

Xoay quanh câu chuyện, kinh nghiệm nhận biết và phân loại nhân sự, ông Mathew có tới cả vạn nhân viên nên rất giỏi trong chuyện này. Ông nói kiến thức không còn quan trọng nữa, thi cử kiểu cũ chỉ kiểm tra được trí nhớ. Cách nhận biết 1 người trẻ tinh hoa (làm nên đại sự, trao cơ nghiệp sẽ giữ vững và phát triển được) và người tầm thường (không thể làm nên nghiệp lớn, trao nhầm là sụp đổ cơ đồ) ở chỗ có tính TỰ GIÁC.

Đứa trẻ nào có tính này thì lớn lên chắc chắn sẽ có thành tựu. Còn ngược lại, thì cha mẹ kỳ vọng càng cao, thất vọng càng lớn. Một người mà phải bị/được người khác NHẮC NHỞ cái gì đó thì thua chắc. Một đứa trẻ luôn bị nhắc nhở mới học, mới đọc sách thì không HAM HỌC thật sự. Đầu óc nó thấp kém, không thấy kiến thức hay những trang sách đó thú vị để mà hào hứng tìm hiểu mỗi ngày. Một người trẻ luôn phải bị nhắc nhở mới vận động thể lực, mới dọn dẹp nhà cửa, mới sạch sẽ chỉn chu, mới tập trung làm việc… thì đó người tầm thường, một loại acid yếu, phải có chất xúc tác mạnh mới tạo phản ứng hoá học. Quan sát 1 người, thấy tính TỰ GIÁC thì biết mà tuyển dụng, cân nhắc, đào tạo “làm hạt giống của mùa sau”.

2. Anh M nghĩ về công ty mình, luôn có 2 nhóm nhân viên. Nhóm 1 là các bạn trẻ đến công ty rất sớm, về rất muộn, trong giờ làm rất tập trung. Làm mọi thứ không từ việc gì, cái gì cũng cứ vun vút, nhoay nhoáy, ai cũng thích cũng mê. Và 100% đều đã đi làm thêm trong thời sinh viên, nên giỏi giang bản lĩnh, không phải “nhờ người thân trợ giúp” khi ra đời.

Dù vẫn hoàn thành công việc, nhưng nhóm 2 không có tinh thần tự giác, có giám sát mới làm, sếp đi công tác thì nhóm này lập tức đi trễ, về sớm, thậm chí “tranh thủ” lý do hỏng xe, kẹt đường, nhức đầu… để trốn ở nhà, hoặc ngồi ở văn phòng chứ chat chit hài hước mua sắm trên mạng là chủ yếu, dù ngoài lương thì công ty có thưởng trên thành tích làm việc.

Nhóm 2 này do gia đình “đào tạo tào lao” từ nhỏ, vô làm lương bao nhiêu cũng được, có thưởng thì tốt không thưởng chẳng sao, ai kêu làm mới làm – không kêu thì ngồi đó chờ. Kêu ghi “to-do list”, họ sẽ rặn mấy tiếng mới có được vài dòng kiểu “gọi điện thoại cho vài người, email cho vài người” rồi hết. Thói quen cha mẹ làm mọi thứ nên tay chân, não bộ đều không động đậy, laptop cũng không không biết phải lau chùi trước khi vô làm, thấy đống rác trước mặt cũng không biết dọn (phải chờ người khác kêu rác kìa, dọn đi).

Công ty anh tổ chức học tiếng Anh, training, chơi thể dục, thể thao… nhưng chỉ có nhóm 1 là kiên trì tham gia, nhóm 2 thì hào hứng 3 bữa, bữa thứ 4 không thấy đứa nào. Họ nói, ngày xưa đi học vì bị ép, “tại ổng, tại bả” bắt học. Đến trường vì bị điểm danh, bị thầy cô bắt học chứ không phải vì ham kiến thức. Mục đích là có cái bằng. Đọc sách chỉ vì có đề thi trong đó, chứ sách không liên quan đến thi cử thì đọc chi? Nên đi làm, sếp ép thì làm không thì thôi. Tính TỰ GIÁC hoàn toàn không có.

Lên chức, nâng lương thì nhóm 2 họ cũng ham nhưng không được thì cũng chả sao. Cho nghỉ việc thì họ cũng chỉ buồn phiền tí xíu rồi lại quay về với cha mẹ. Ông cha bà mẹ lại dáo dác chạy đi xin xỏ người khác, lạy ông đi qua lạy bà đi lại, xin bố thí cho con tôi 1 công việc, tôi già như thế này vẫn phải đi xin việc cho con cho cháu, có khổ thân già tôi không? Nói xong thì òa khóc.

Mai An Tiêm từng nói “của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Cái gì người khác cho mình sẽ mãi mãi là “của nợ”. Nên TỰ MÌNH làm hết mọi việc, 18 tuổi trở lên mình phải quyết định cuộc đời mình. Gương Mai An Tiêm còn đó. Bị đày ra hoang đảo vẫn sống tốt, sống giàu có huống hồ mình vẫn ở trong thành phố, trong đất liền.

Xem bài : Huyền sử Nga Sơn: Mai An Tiêm

3. Một người không ra tiền để sung túc là do người đó lười biếng. TỰ GIÁC là cách nhận biết và phân loại người.

TnBT

, , , , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *