TRÍ VÀ TIỀN
Một người Singapore nọ từng có kết quả học rất giỏi nhưng cuộc đời không thành công như anh ta mong muốn, khi gặp ông Lý Quang Diệu mới than thở là “Tôi là người có trí, nhưng vì tôi không có tiền nên mới không làm được việc lớn. Nếu tôi có tiền thì tôi đã khác”. Xong ông Lý Quang Diệu nói lại ngay “tôi thì cả đời có cơ hội gặp hàng ngàn người, tôi chưa thấy ai có trí mà không có tiền cả. Nếu anh không làm ra tiền thì cái trí của anh chỉ là trí nhớ”.
“Tầng lớp bất hạnh nhất trong nhân loại đang sống là tầng lớp người có trí nhưng không có tiền”, đây là câu giảng đầu tiên ở chương trình lãnh đạo thuộc ĐH Harvard. Họ đủ trí để biết mọi lời khôn khéo trên đời, chẳng hạn như “hãy biết đủ, hãy vui với những gì mình có, vẫn còn hơn bao người nghèo đói khác” chẳng hạn. Nhưng tất cả chỉ là cảm giác thoả mãn phút giây, sau đó lại rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc, giữa một bên là nhu cầu khẳng định giá trị bản thân, nhu cầu thể hiện cái bản ngã (nhu cầu cao nhất của tháp Maslow) và một bên là không có nguồn lực tài chính thực hiện. Lực bất tòng theo tâm mình muốn.
Cuộc đời mình đã gặp rất rất nhiều người có trí nhưng không có tiền, và bản thân cũng đã từng trải qua cảm giác đó, chỉ vài tháng thôi nhưng đó là khoảng thời gian hơn cả khủng khiếp. Họ đủ trí để biết mọi lời khôn khéo trên đời, chẳng hạn như “hãy biết đủ, hãy vui với những gì mình có, vẫn còn hơn bao người bất hạnh khác” chẳng hạn. Nhưng tất cả chỉ là cảm giác thoả mãn phút giây, sau đó lại rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc, giữa một bên là nhu cầu khẳng định giá trị bản thân, nhu cầu thể hiện cái tôi (nhu cầu cao nhất của tháp Maslow) và một bên là không có nguồn lực tài chính thực hiện. Lực bất tòng theo tâm mình muốn thì có gì đau đớn bằng. Mình thường gặp họ ở các quán cà phê đô thị lớn, các quán nhậu hơn mức bình dân nhưng dưới mức sang, và rất nhiều người đang sống trên mạng, cầm điện thoại hay laptop cả ngày và mắt đắm chìm nhìn vào đó, xem hết tin này tới tin khác, coi hết FB người này tới người khác. Rồi đói bụng, rồi ăn, rồi chẳng biết làm gì nữa cho hết ngày.
Thà không có trí nhiều, như 1 anh nông dân ngây thơ nào đó, cứ xong việc đồng áng thì lăn ra ngủ, nông sản ế thì khóc, nông sản cao giá thì cười, không có tiền thì ra đồng bắt ốc hái rau. Với họ, việc không có tiền không có gì khủng khiếp lắm. Như chú công nhân vui vẻ với tiền công nhật kiếm được, chủ ứng tiền thì ghé vỉa hè làm chai bia, xài hết tiền rồi về ngủ, mất việc với họ cũng nhẹ nhàng, thôi đi xin việc khác kiếm cơm qua ngày. Nếu đời vậy thì cũng bình yên, không có gì đáng chê trách.
Nhưng với người có trí, khi nhìn thấy người khác có được cái mà mình mong muốn, mà mình lại không có được, một cảm giác vô cùng khó chịu giằng xé trong đầu họ. Cảm giác ganh ghét, đố kỵ và tự nhủ “không nên ganh ghét đố kỵ nữa, vậy là xấu lắm đó tôi ơi”. Và thấy người thành công ngã ngựa, cảm giác đan xen là vừa hả hê lại vừa buồn thương. Và với bản thân mình, vừa tự tìm cách an ủi lại tìm cách trách móc. Cảm giác này sẽ dẫn con người theo 2 hướng:
1. Hướng tiêu cực là trở thành NGƯỜI BẤT ĐẮC CHÍ, chê hết thảy, cho rằng ai cũng dở kém hơn mình, nhưng họ thành công vì gặp thời, may mắn, thực dụng kiếm tiền (tìm 1 số lý do khách quan nào đó), còn mình thì “sẽ có hướng đi riêng, không ai thành công hơn ai cả”. Họ chỉ nể những người nào đó mà thật sự họ không biết rõ (ví dụ các danh nhân lịch sử học đọc được qua trang sách, hoặc các tỷ phú USD họ cũng đọc được trên sách báo chứ họ làm gì có cửa quen biết với họ). Một cảm giác vừa cay đắng vừa xót xa vừa kiêu hãnh, rất đặc trưng của nhóm người này. Và họ tự ái dữ dội, bất cứ lời chê nào cũng là ngòi nổ thùng thuốc súng chất chứa trong lòng họ bấy lâu.
TỰ ÁI là tự mình yêu mình, chỉ có ở nhóm người còn ở vị thế rất thấp. Còn người có thành tựu thực sự, hoặc ở tầm cao, họ không hề có tự ái. Người tự ái còn nguy hiểm ở chỗ là suy diễn rất kinh, vì họ nghĩ “ai ai cũng nói đến họ”, câu nào cũng “chắc là nói mình đây”…trong khi thực tế là mình vô danh, đâu có đáng để người ta nói đâu. Mình tự nghĩ thế thôi.
2. Với người có trí mà không có tiền, nếu theo hướng tư duy tích cực thì họ sẽ nhận ra vấn đề, tự mình một ngày NGỘ ra và tự mình có giải pháp, một cách quyết liệt. Bàng hoàng nhận ra mình không giỏi, không ngon, không cao sang như mình nghĩ, mình đã rất tào lao rồi, mình đã lãng phí thời gian quá rồi, thường là có 1 cú sốc gì đó rất lớn.
Ví dụ bị bệnh nan y, hoặc người thân qua đời mà họ không giúp được. Họ thấy được cái chết là cái chính bản thân họ sẽ phải đối diện trong tương lai, QUỸ THỜI GIAN ĐỜI NGƯỜI KHÔNG CÒN DÀI NỮA, và bắt đầu trưởng thành.
Không còn bàn bạc chuyện phiếm nữa. Hạ cái tôi, bỏ cái sĩ diện hão, bắt đầu lao ra làm một cách thực tế, vội vã làm. Họ sẽ bớt lười biếng (vì nhóm này thích đọc sách, đọc tin tức, thấu hiểu nội dung và hiểu biết rất nhiều đông tây kim cổ, thích viết và thích nói, chỉ có làm là không được vì bản thân có bệnh lười biếng, nhất là hoạt động thể chất).
Thất bại rất nhiều khi ra làm, vì họ là người thiếu kỹ năng và nhiều chứng bệnh SĨ còn rơi rớt khiến họ rất khó làm việc với người khác. Nhưng cuối cùng thì họ có thành tựu. Lớn nhỏ thì tuỳ may mắn của đời người. NHƯNG KHÔNG LÀM THÌ TUYỆT NHIÊN KHÔNG CÓ MAY MẮN. Thần may mắn thích mùi mồ hôi người, ông ấy chỉ xuất hiện khi ta đổ mồ hôi, sôi nước mắt.
Những người trẻ có trí mà “biết mình biết ta” sớm, chịu lao động sớm thì bước vô nhóm CÓ TRÍ VÀ CÓ TIỀN. Dù ở đâu, họ cũng tự tìm niềm vui, phong lưu khoáng đạt, khẳng định được giá trị bản thân mình. Niềm vui của họ không phải vì sở hữu tài sản cá nhân, mà là giúp người, giúp quê hương.
Có trí thì phải nghĩ cách sản xuất kinh doanh ra tiền, nếu không cái đó chỉ là trí nhớ. Các kỳ thi chữ nghĩa học hành chỉ kiểm tra được trí nhớ và năng lực suy luận logic, không thể tìm được người tài ở đó. Người tài là thông qua làm, ai có thành tựu là tài.
Nói hay – viết giỏi – bằng cấp cao – học Tây học Tàu – đi khắp nơi trải nghiệm nhiều vô kể…. nhưng cả thảy đều vô nghĩa nếu không để lại bất cứ thành tựu gì. Cứ nhìn bản thân mình và bất cứ ai, đặt 2 câu hỏi:
- – Có thành tựu gì?
- – Có giúp được ai?
*** Thành tựu là cái đáng phấn đấu. Tiền theo sau thành tựu, tự động có. Thành tựu là những cái mà người đó tạo ra, ví dụ:
- nhà khoa học thì thành tựu là công trình nghiên cứu,
- nếu doanh nhân là nhà máy xí nghiệp,
- nếu giáo viên là phương pháp học tập mới,
- nếu bác sĩ là phát minh về cách điều trị,
- nếu nhà xã hội học là những dự án giúp người vùng sâu vùng xa…
tức những cái thực tế, trước đó chưa có.
Còn thành tích học tập chỉ là những mốc nhỏ về học hành, không có gì đáng khen ngợi, vì rốt cục, học giỏi vậy để làm gì? Có thành tựu gì, có giúp được ai?
MÈO VÀNG MÈO MƯỚP
1. Cạnh nhà có 2 con mèo hoang, mướp và vàng, có lẽ là 2 chị em cùng bầy ai đó mang tới thả. Vì là mèo hoang nhiều dịch bệnh nên không ai dám tới gần, 2 con tự kiếm sống. Con mướp thì nằm chờ mấy con mèo chó khác ăn xong bỏ lại cái gì thì tới mót. Còn con vàng thì thấy đi đâu cả ngày, tối mới về. Hai con có bầu cùng lúc, đẻ con nằm 2 phía của cái cục nóng máy lạnh nhà hàng xóm. Nửa đêm vẫn thấy con vàng đi bắt chuột, mỗi đứa con được mẹ tha về cho một con chuột ú nụ, nửa đêm vẫn ăn. Con mướp và bầy con của nó lớn lên cũng đứng rình để mót thức ăn thừa nên gầy lòi xương, trong khi mẹ con con vàng thì đi ra ruộng ra đất trống bắt rắn bắt chuột, tối mới về ngủ, biết chạy nhảy là theo mẹ đi săn, con nào con nấy như lực sĩ. Có năng lực và siêng năng một chút, được đào tạo thực tế, cuộc đời bầy con khác hẳn.
2. Có một bạn học xong kỹ sư nhưng ham tiền, nói bây giờ mình phải kinh doanh mới giàu được, rồi quyết tâm bằng việc HỌC lại. Đọc đủ cả chục cuốn sách làm giàu, nắm vững 100 thói quen thành đạt rồi đọc vị tâm sinh lý gì sinh học nhân trắc thần số gì đều rành rẽ. Rồi đi học, học lâu lắm, học kiểu vô lớp ngồi tưởng tượng, cãi qua tranh lại với mấy ông thầy, toàn người chưa bao giờ làm thực nên cãi ghê lắm, dùng từ như định hướng, giá trị cốt lõi, sứ mạng, chiến lược gì đó nghe đinh tai nhức óc. Xong gần 1 năm học tập, bạn xin vào làm nhân viên sales, công ty đầu 2 tháng không bán được, nghỉ, nói không phù hợp lĩnh vực đó với bạn, nhảy qua công ty khác, lĩnh vực khác. Sau 1 năm nhảy đủ lĩnh vực, không thấy có cái nào hợp. Ba mẹ bạn phải gồng lưng trợ cấp mỗi tháng chục triệu cho con trai thử thách và trải nghiệm. Tới bây giờ vẫn cứ trợ cấp, bạn vẫn đi trải nghiệm, luôn miệng là ông chủ KFC gì đó 60 tuổi mới làm giàu. Khổ quá, đấy là bên Tây, bên này lối sống từ nhỏ đã giải đề luyện thi ĐH nên có vận động mấy đâu, 50 tuổi đã bắt đầu yếu, 60 tuổi thì đổ bệnh rồi. Học thực tế, cứ ôm đống hàng làm đi, rồi tự khắc biết. Còn học kiểu tào lao tưởng tượng ở các trường quản trị kinh doanh, thì 100 năm vẫn không bán được hàng. Thầy có bán được đâu mà kêu trò bán.
Mình hỏi 1 sếp trực tiếp của công ty mà bạn đã kinh qua. Thì anh sếp đó bảo rằng thằng đó nó bị tư duy đóng và lối mòn bảo thủ, không thông minh sáng tạo, tào lao lắm. Cứ đi gặp khách về là bị cuốn theo khách, khi họp toàn nói về lý do không bán được hàng.
- Khách nói hàng còn nhiều, tồn kho nhiều, nó nói vâng, thương chị thế, rồi cúp máy.
- Khách bảo giá cao, nó nói, thế à, giá cao nhỉ, phải nói công ty hạ xuống mới được, công ty ăn dày quá nên khách khó bán.
- Khách nói bao bì xấu nên không ra được, nó ghi nhận ngay, họp đòi thay bao bì ngay và luôn.
- Khách nói hàng mới quá người ta không biết, nó than thở với công ty, không bán được là do hàng mới quá.
- Khách nói hàng này cũ không có gì mới, nó về đòi hàng mới.
- Nghe khách bảo thị trường đứng, mấy công ty khác cũng khó, nó nói ngồi chờ thời thôi.
Nó kiến nghị đủ thứ với công ty theo ý khách, chán nản tuột mood cả ngày. Anh quản lý nói, cũng vậy sao các sales khác bán ầm ầm vậy em, thì nó không nói được. Nó đọc bao nhiêu cuốn sách hay, tham gia hàng chục khóa học, xem hàng trăm video truyền cảm hứng nhưng cuối cùng không thay đổi được hiện trạng: bạn muốn làm ra tiền nhưng không được. Muốn làm tiền mà ko làm được, thì cá nhân đó có vấn đề về năng lực hoặc thái độ. Cảm hứng là tự sinh cứ ai rảnh đâu mà truyền mình mãi, mà truyền thì cũng có lúc hết.
Anh sếp nói, cũng y chang vậy, mà cậu X lại nói với khách kiểu khác. Slogan của cậu X này là, “kiếm tiền không kiếm chuyện, không tuột mood chỉ tuột quần, bán không được là do mình không biết cách, không tìm cách chứ không phải do Sp hay thị trường gì hết”. Cậu X mang lại doanh số tới 80% cho công ty, còn chục đứa còn lại chỉ làm có 20%, giống con mèo vàng mèo mướp ở đầu bài vậy. Con mướp mà nói được thì nó sẽ nếu LÝ DO ngay, đại loại do xung quanh không có chuột.
Sao làm hẻm ra tiền? What’s wrong?
Một bạn hỏi, sao em tốt nghiệp ĐH, cũng ham đọc, cũng học nhiều lớp kinh doanh này nọ mà hẻm có tiền. Thì bạn có cái gì đó wrong, something wrong trong đầu, mới gặp tình trạng “muốn có tiền mà kiếm không ra”.
Để trả lời câu hỏi của bạn, mình cho bạn vô làm thử vài hôm. Cuối tuần, cả team đi ăn trưa, ăn xong hẹn nhau giờ chạy qua chỗ kia uống cà phê. Tất cả OK, phóng xe đi, tới nơi, đứng trước chờ không thấy bạn. Gọi không bắt máy, nhắn thì seen (đã xem) nhưng không trả lời (đặc điểm thường thấy của người không có đầu óc tốt hoặc gian trá). Cả bọn chia nhau đi tìm, quay quán cũ, ghé phòng trọ, ghé công ty…sợ bạn bị tai nạn hay bị bắt cóc. Sau mấy tiếng đồng hồ, cả team lo lắng định báo công an thì bạn mới nhắn lại “không đi cà phê nữa, nãy ăn xong mình về nhà đứa bạn vì có mấy việc gấp cần bàn với nó”. Cả bọn tức nhắn sao không đi cũng không báo trước, sao để người khác chờ, lại nhận được 1 cái “seen” và im lặng. Im lặng là đặc sản của em.
Nhiều bạn cũng hay lắm. Người ta mail hỏi, nhắn tin, bạn không có trả lời. Vặn vẹo lý do thì bạn nói chưa có thông tin nên im lặng vậy thôi, chưa có thì nói gì bây giờ? Trời, người bình thường, có nói có, không nói không, chưa nói chưa, hẹn lại cho người ta chứ sao “seen” rồi im lặng? Tiếng Anh cũng please hold on, please wait for a while, I am checking, I will feedback soon…chứ đâu có mẫu câu tiếng Anh nào người ta gửi message tới và im lặng, không trả lời? Khi mình cần thông tin, gửi tới người ta cũng im lặng vậy, mình có chịu được không?
Vậy là hiểu rồi há. Bạn không thể làm ra tiền được. Giao tiếp có vấn đề nghiêm trọng. Người ta gọi là đầu óc tào lao, đâu có làm việc trí óc được, bạn có logic khác với người thường. Không nên chọn nghề gì thuộc lao động trí óc nữa, tốn thời gian cuộc đời thôi. Mình ý thế nào thì nên nói cho người khác biết, Yes hay No, phải chính trực minh bạch rõ ràng để người ta biết đường mà lần. Khi mình cần thông tin, người khác cũng im lặng như thế, liệu mình có chịu được? Giao tiếp không được, cứ im lặng thì tốt nhất là cho Next, please. Quan hệ người- người có duy trì được thì phải dựa trên cơ sở là giao tiếp, bằng lời nói hoặc bằng chữ viết.
P/S: Nên tránh xa thể loại chuông reo không bắt máy, nhắn tin seen không trả lời. Hoặc là họ thuộc hệ tào lao, hoặc đang âm mưu gì đó mà ngại ngùng. Cả hai đều không làm việc chung được.