Tỉ phú Johnathan Hạnh Nguyễn xin đầu tư vào Bắc Vân Phong

Doanh nghiệp của ông Johnathan Hạnh Nguyễn xin đầu tư vào Bắc Vân Phong

Đi thật xa để trở về, những năm tháng cuối cùng sống trên mặt đất, những gì họ có thể có được như tiền bạc, kinh nghiệm, quan hệ….xin tặng lại quê hương nơi mình đã sinh ra.

Vịnh Vân Phong, nơi được coi là duy nhất ở Việt Nam có thể xây dựng cảng trung chuyển quốc tế do hội tụ các điều kiện lý tưởng như: vịnh kín gió, nước sâu, rộng, vị trí đắc địa, cạnh tranh được với các cảng trong khu vực như Singapore, Malaysia.

Điểm đặc biệt nhất của vịnh Vân Phong là độ sâu tự nhiên tốt, luồng vào cảng có độ sâu trên 22 m và ổn định do không có dòng sông lớn hay hải lưu chảy vào. Độ sâu này gấp hai lần độ sâu giới hạn của luồng vào cảng Sài Gòn (10m), và gấp hơn 4 lần của cảng Hải Phòng (7m). Chiều rộng luồng nơi hẹp nhất là trên 400 m, cho phép tàu có thể lưu hành hai chiều thuận tiện và an toàn. Về tính ổn định của địa chất nền móng, nơi đây hoàn toàn không có núi lửa và động đất. Chân núi là đá granit, không có hang động, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình vĩnh cửu.

Vịnh Vân Phong là điểm cực đông của bán đảo Đông Dương, là vùng bờ biển Việt Nam gần nhất với các tuyến đường biển quốc tế; nằm ngay trên ngã ba đường hàng hải quốc tế (tuyến châu Âu-bắc Á, châu Úc-đông Bắc Á, tuyến Vân Phong-Manila-Panama hoặc tuyến San Francisco (Mỹ) hoặc Victoria (Canada). Ngoài ra, từ Vân Phong vượt Thái Bình Dương là quãng đường ngắn nhất so với Hongkong và Singapore.

Ngoài ra, dự án của Thái Lan thực hiện kênh đào Kra nối liền Vịnh Thái Lan với Ấn Độ Dương, sẽ có tác động lớn đến vận chuyển hàng hải quốc tế. Kênh đào này sẽ mở đường trực tuyến cho tàu viễn dương từ châu Âu qua châu Á, Thái Bình Dương mà không còn phải đi qua eo biển Malacca và Singapore. Cảng Vân Phong sẽ là cảng biển lớn đầu tiên trên tuyến đường này, nếu Việt Nam không thực hiện ngay việc xây dựng cảng container Vân Phong thì sẽ không thể hỗ trợ xuất khẩu cho cả Việt Nam trong tương lai khi sản xuất tăng lên gấp nhiều lần hiện nay.

Với việc phát triển sản xuất hiện nay và lượng doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam đặt nhà máy, chỉ 10 năm nữa sẽ quá tải hệ thống cảng biển và XK VN sẽ mất nhiều cơ hội. Xây cảng Vân Phong phải là ưu tiên hàng đầu, còn quan trọng hơn cả sân bay Long Thành nữa” (Nguồn Wiki).

Tony Buổi Sáng

 

Tỉ phú Johnathan Hạnh Nguyễn xin đầu tư vào Bắc Vân Phong

Tỉ phú Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương cam kết thu hút đầu tư 40 tỉ USD vào Bắc Khu kinh tế Vân Phong thuộc huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa)

Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Khánh Hòa, chiều 9/6, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đã có buổi làm việc với Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG).

Tại buổi làm việc, đại diện IPPG mong muốn được đầu tư qui mô lớn vào các ngành trọng điểm tại khu vực Bắc Vân Phong (Khánh Hòa).

Cụ thể như ngành du lịch (casino, khu mua sắm, khu khách sạn và nghỉ dưỡng cao cấp, khu giải trí, cơ sở thể dục – thể thao); khu dân cư và công nghiệp; cơ sở hạ tầng (năng lượng công nghệ thông tin; cung cấp nước sạch; xử lí nước thải; viễn thông).

Bên cạnh đó, còn một số ngành như sân bay quốc tế và đường bộ; khu vực cảng (vận tải hàng hải, vận tải hành khách, bến đỗ cho các tàu du lịch quốc tế); ngành hậu cần (hệ thống giao thông liên tỉnh, trung tâm hậu cần đa chức năng…); hệ thống môi trường xanh (qui hoạch mạng lưới xanh kết nối các công viên).

“Chúng tôi đã nghiên cứu khu vực này từ 2 năm trước; bằng tiềm năng liên danh với các nhà đầu tư lớn trên thế giới, IPPG cam kết sẽ thu hút 40 tỉ USD đầu tư vào Bắc Vân Phong. IPPG không đầu tư cả 40 tỉ USD mà chúng tôi sẽ kêu gọi các tỉ phú thế giới cùng đầu tư vào theo từng thế mạnh của họ”, Báo Khánh Hòa dẫn lời ông Johnathan Hạnh Nguyễn.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, hiện nay, khu vực Bắc Vân Phong đang dần dần hình thành cơ sở hạ tầng; tình hình an ninh quốc phòng được đảm bảo; qui hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; cơ chế quản lí không có vướng mắc…

“Vì vậy, tỉnh Khánh Hòa rất hoan nghênh các nhà đầu tư quan tâm đầu tư ở một số lĩnh vực như: Xây dựng các khách sạn 5 sao tại khu vực 3 xã: Vạn Khánh, Vạn Phước, Vạn Long (Vạn Ninh) để đáp ứng nhu cầu lưu trú của các chuyên gia đến làm việc tại Khánh Hòa; phát triển du lịch tại khu bán đảo Hòn Gốm, trong đó có Điệp Sơn”, ông Tuân nói.

Ngoài ra, sau khi khu vực Bắc Vân Phong đã phát triển mạnh, cần nghiên cứu thêm về việc đầu tư xây dựng bệnh viện quốc tế để phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của khách du lịch và các chuyên gia…

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch Nguyễn Tấn Tuân cho biết đề nghị của nhà đầu tư sẽ được bản thảo, thông qua thường trực UBND tỉnh để có biên bản ghi nhớ.

Được biết, IPPG là tập đoàn kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam, chiếm gần 70% thị trường hàng hiệu quốc tế phân phối trong nước. IPPG hiện có 17 công ty thành viên và 18 công ty liên doanh liên kết.

Tại Khánh Hòa, IPPG cũng là một trong những nhà đầu tư xây dựng Nhà ga quốc tế Cam Ranh theo tiêu chuẩn 4 sao với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỉ đồng và đã được khánh thành vào tháng 6/2018.

Vietnambiz.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

, , , , , , , , , , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *