Mong mỗi HS-SV Việt Nam dành 5 phút đọc bài này

Mong là mỗi học sinh sinh viên Việt Nam dành 5 phút đọc bài này

Người xưa có câu “có thể dắt con ngựa tới bờ suối nhưng không thể ép nó uống nước”. Cha mẹ thầy cô hay bất cứ ai cũng chỉ có thể tạo điều kiện tới bờ suối thôi, uống hay không uống là do cá nhân đó. Khi đi học, chú tâm vô học. Lúc là học sinh, sinh viên, tập trung cao độ vô học chuyên môn của mình lẫn tiếng Anh, để có cái IELTS trước khi ra trường. Nhận thức phải thật tốt, ý thức cá nhân phải có, còn bị người khác ép học thì thua.

Có nhiều bạn nói “phải quyết tâm đi du học” nhưng năng lực trí tuệ không mạnh, ví dụ dành tới 2 năm ngồi học tiếng để có chứng chỉ IELTS theo yêu cầu (ví dụ 5.5. 6.0 hay 6.5), thì rõ ràng trí óc mình không được tốt, phải khách quan biết mình là ai. Người có trí óc tốt, ví dụ sau tốt nghiệp ĐH, họ chỉ cần 6 tháng ngồi ròng rã ôn tiếng Anh hoặc chỉ 1 năm là có thành thạo 1 thứ tiếng nào đó để lên đường. Trí tuệ vậy sang nước ngoài mới học tốt được. Nên tập trung học (tiếng Anh, chuyên môn, mọi thứ mình có thể học…) trong 22 năm đầu đời, học điên khùng vào. Còn sau đó, thì còn phải đi làm, làm thành tựu nữa chứ sao học mãi được.

Mong là mỗi học sinh sinh viên VN dành 5 phút đọc bài này

Dành tới 2-3 năm trong quỹ 38 năm làm việc của 1 đời người (lấy mốc 22 tuổi tốt nghiệp và 60 tuổi về hưu) chỉ sắm công cụ ngoại ngữ thì hơi phí, nguyên nhân là hoặc não mình kém, hoặc không tập trung. Ngồi học tập trung quá nhiều cũng không tốt, nhiều nước bây giờ họ không nhận đào tạo tiến sĩ cho người trên 35 tuổi là vì vậy, vì đời người không dài, học mãi rồi ra trường, cống hiến cho xã hội có là bao.

Ước mơ du học thì đi sớm, từ lúc cấp 3 càng hay, không thì bậc ĐH. Thạc sĩ không quan trọng, thế giới không đánh giá cao bậc học này. Hoặc lên thẳng tiến sĩ nghiên cứu để ra công trình khoa học, hoặc ra đời làm thành tựu. Miễn là mình luôn giữ tâm thế học tập, vừa làm vừa học với những khoá ngắn hạn, những lần được đào tạo với người thực học thực làm (ví dụ các khoá quản lý do các chủ DN lớn đứng lớp chẳng hạn). Ở Mỹ, nhiều bạn đã nhận thấy việc học MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh) tới 3 năm là lãng phí, trên lớp cãi qua cãi lại, trích qua dẫn lại, cái tôi cá nhân phản qua biện lại….nhưng đại đa số tốt nghiệp xong, về già mới thấy nó không có giá trị gì, lẽ ra 3 năm đó mở xưởng sản xuất, hoặc sang 1 quốc gia nào đó làm việc thì đã có nhiều trải nghiệm hơn. Có nhiều người ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam…. còn thậm chí lãng phí hơn, tốn tới 2-3 năm chuẩn bị, ví dụ học GMAT, TOEFL IELTS….(vì lúc còn sinh viên thì lười không học) xong rời khỏi ghế nhà trường khi tuổi đã ngấp nghé 30, cơ thể sinh học bắt đầu hết sung sức, lao động không còn tốt, 30 tuổi cuộc đời mà chỉ quẩn quanh sách vở, không thực tế trải nghiệm thì thành người cõi trên. Ham học nhưng phải thực học, thực làm, có thành tựu rõ ràng. Learning by doing là cách tốt nhất cho người sau 22 tuổi.

Cái quan trọng nhất vẫn là, ý thức, nhận thức của mỗi người. Ai có óc già dặn càng sớm, thì cuộc đời càng phong lưu hạnh phúc, muốn gì được đó.

Chuyện nhà anh Khổm

Giới trẻ cần được học “thế nào là văn minh, nhân ái”

Từ năm lớp 1 đến lớp 12 để thành người có học thật sự. Cứ nói nhiều bạn “vô học” thì cũng oan uổng quá, các bạn có học đấy, học rất nhiều, nhưng toàn là lim log ô mê ga tê cộng phi để mục đích cuối cùng là vào đại học. Rồi học cao nữa, cao nữa…nhưng những cái chút xíu thì vẫn không biết, không ai dạy cả, không có trong sách giáo khoa hay giáo trình nào. Họ nói nếu phải thi môn đạo đức làm người để thi các cấp hay vào đại học, chúng em sẽ học đêm học ngày ngay.

Trung Quốc đã bắt đầu đưa môn “đạo đức làm người” vào giảng dạy, thành sách giáo khoa và là một môn chính để thi cử, thậm chí thi đại học vừa rồi họ ra đề về “không tham của rơi”. Tâm lý của dân châu Á là vậy, cái gì có thi mới học.

Việc đưa môn “đạo đức làm người” vào 4 môn quan trọng nhất (toán, ngữ văn, tiếng anh, đạo đức) để xét tốt nghiệp các cấp và thi cao đẳng đại học ở Trung Quốc vừa qua đã thay đổi rất nhiều bạn trẻ, nhiều bạn mới vỡ ra rằng xưa nay các bạn làm như thế là không văn minh. Môn này còn chuẩn bị làm thành môn bắt buộc ở các trường ĐH Trung Quốc, trên mạng xã hội, các sinh viên rất hào hứng đón nhận. Vì thật sự giúp họ chân hơn, thiện hơn, mỹ hơn…và tất nhiên ra đời sẽ thành công hơn.

Ai chẳng ưa thích người có đạo đức, văn minh, tâm hồn?

Tony Buổi Sáng

, , , , , , , , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *