Lễ này đi chơi ở đâu?
A Lưới – Khe Sanh – Huế
Một nơi non nước hữu tình, mát lạnh chỉ cách trung tâm Tp Huế có 65km, là huyện A Lưới. Đây là nơi nằm sâu trong dãy Trường Sơn, khí hậu đặc biệt trong lành, cảnh sắc không khác gì Lào (nằm ngay biên giới). Rừng thông, thác nước, suối nước nóng, ăn uống siêu ngon, có ngôi chợ nhiều sản vật, nếu nấu nướng được thì tự mua tự nấu. Còn không thì ráng tiêu xài, góp tiền giúp bà con nghèo nơi đây, đừng có ky bo tặn tiện khi đến một vùng đất còn nghèo khó.
Mình nên kết hợp đi A Lưới xong ngang qua Khe Sanh luôn, Khe Sanh tương tự A Lưới nhưng thuộc Quảng Trị, cũng gần, thuê xe được thì chạy qua. Cầm theo hộ chiếu để từ Khe Sanh, nhập cảnh Lào qua cửa khẩu Lao Bảo, chơi 1 chút rồi về.
Khe Sanh thì quá nổi tiếng trên thế giới với địa hình lòng chảo với những trận đánh ác liệt thời chiến tranh. Ngày nay, chiến trường xưa đã không còn gì, chỉ là những vườn cà phê Arabica bạt ngàn. Arabica Khe Sanh có vị chua thanh giống cà phê Kenya trứ danh của châu Phi, nên thử.
Đọc thêm rồi rủ bạn đi. Nơi đây khởi nghiệp nông nghiệp và du lịch còn rất OK! Có cao tốc rồi, các bạn bay đến Huế, Đà Nẵng hay Đồng Hới đều có thể thuê xe tự lái lên đây, đi theo đường cao tốc cho nhanh nhé. Thuê đc xe gầm cao càng tốt.
Đi với tâm thế quan sát để làm. Khác với cưỡi ngựa xem hoa, ngựa không có, hoa chưa trồng. Dấn thân, thấy hay thì lên lại lần 2, lần 3 để khảo sát và… TRIỂN!
P/s: Các bạn kết bạn với anh này ở Khe Sanh để có người quen khi đến đó nhé https://www.facebook.com/DICHVUTINHOCTQ
Bạn đọc comment:
Hiro Tuan Anh Rừng thông, thác nước, suối nước nóng, ăn uống siêu ngon, có ngôi chợ nhiều sản vật, nếu nấu nướng được thì tự mua tự nấu. Còn không thì ráng tiêu xài, góp tiền giúp bà con nghèo nơi đây, đừng có ky bo tặn tiện khi đến một vùng đất còn nghèo khó.
Ấm lòng bà con A Lưới…
Tuyen Pham Đẹp quá. Nay mới biết VN cũng có vùng trồng Arabica
Scilab Vietnam Co Ltd Phong cảnh quá đẹp!!! Love Vietnam.
Nguyễn Đình Vũ Cảnh đep nước mình còn nhiều quá
Vu Le thanks lời nhắc khéo, đừng ky bo với đồng bào nghèo
Thái Bình
Có câu thành ngữ “tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh”, khái niệm nhà lợp ngói là giàu, còn nhà lợp tranh thì nghèo. Nông thôn VN ngàn đời, nhà thì đắp bằng đất, mái thì lợp bằng cỏ tranh hoặc rơm rạ, hoặc lá dừa. Có bài hát ca ngợi Quảng Bình, mở đầu bằng câu nghe rất thương “có ai hỏi vì sao quê hương chúng ta nhiều ngói mới”, ý tác giả muốn nói về giàu đẹp mà không biết diễn tả sao, nên nói có nhiều nhà ngói quá. Từ nghèo khó đi lên, nên tiêu chuẩn nhà giàu ban đầu là nhà ngói, rồi có xe đạp, rồi có xe máy, rồi có xe tay ga, rồi có xe ô tô, rồi có doanh nghiệp, có xưởng, có hotel resort, có nhân viên chục người, trăm người, ngàn người….
Mình cũng lớn lên từ nhà vách đất và lợp mái rạ, ám ảnh những đợt mưa lũ và gió bão, và đinh ninh cho rằng miền Trung VN khó phát triển kinh tế. Sau này có cơ hội đi Nhật, thì thấy ngoài bão tố, thiên nhiên còn “bonus” thêm cho Nhật động đất và sóng thần, nhưng họ vẫn phát triển kinh tế ầm ầm. Sau đi phía Nam Hàn Quốc, đi các tỉnh duyên hải Trung Quốc như Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam và đặc biệt là khu Hongkong, Thâm Quyến, Ma Cao, Chu Hải….thì ôi thôi, từ tháng 6 đến tháng 10 là bão miết, thông báo được nghỉ học nghỉ làm miết. Nhưng người ta vẫn giàu, giàu khủng khiếp, nhà máy xí nghiệp lấp đầy hàng ngàn khu công nghiệp và các cảng biển nhộn nhịp tàu container ra vào.
Mình hỏi bão lũ có phải là 1 cái khó khăn không, họ nói, đúng là khó khăn, nhưng chỉ cho nông nghiệp như cây trồng vật nuôi kiểu cũ, còn làm công nghiệp đâu có gì mà lo. Nhà xưởng xây kiên cố, nền đất cao, mưa bão ầm ầm ngoài trời thì trong nhà máy vẫn sản xuất như thường. Còn nhà dân, mình hỏi, họ nói đấy, mưa bão họ còn vui hơn vì được nghỉ ở nhà chơi một vài ngày, chờ người ta dọn cây cối sạch sẽ trên đường rồi mai đi làm lại.
Mình hiểu, về xây dựng nhà cũ cao gần 2 mét, đúc tấm kiên cố. Tìm được hướng phát triển kinh tế, xóm mình cũng đã giàu lên, trong làng đã có 80 hộ có ô tô trên 500 hộ dân. Đường làng cũng đã mở rộng và nâng cao, mưa lũ nước ngập quanh sân thì vẫn vui vẻ ngồi bấm điện thoại chụp đăng mạng và thõng chân xuống cho cá rỉa. Vài bữa thì lại nước rút, giống như tuyết ngập trước nhà ở các nước phát triển.
Cứ giàu có lên, mọi yếu tố thiên nhiên đều tìm cách giải quyết được. Bão là cái dễ dự báo và dễ tránh nhất trong các loại thiên tai, chỉ sợ động đất, núi lửa, sóng thần….mà mấy cái đó nước ta đâu có.
Miền Trung Việt Nam, chỗ đẹp thì làm du lịch, chỗ không đẹp thì làm công nghiệp (khu công nghiệp và cảng biển để xuất khẩu). Đó là hướng đi chính xác để phồn vinh giống duyên hải Trung Quốc hay phía Nam Nhật Bản, Hàn Quốc. Từ các tỉnh này ra đại dương rất gần, không khai thác làm công nghiệp chế xuất thì rất uổng.
Các bạn hiểu được nội dung trên thì nên chia sẻ rộng rãi, và theo dõi anh này nếu chưa đi Quảng Bình, cần 1 địa chỉ để đi thăm thú 1 vòng giang sơn gấm vóc nước ta: https://www.facebook.com/cuongnetin . Bạn trẻ này người Quảng Bình, học xong ở HN thì về quê, xây dựng cơ đồ, khai thác mỏ vàng quê hương. Làm giàu cho mình, làm giàu cho quê hương, không chỉ là “nhiều ngói mới”. Các bạn có ý định làm du lịch thì theo dõi anh há!
Miền Tây Nam Bộ
Cách đây 35 năm, để thu hút du lịch và tạo dấu ấn đặc sắc, tỉnh Vân Nam (Yunnan) và Trùng Khánh (Chongqing) Trung Quốc đã nhập hàng triệu cây giống hoa phượng tím (jacaranda) từ Nam Phi và Úc để thay thế cây xanh trên nhiều tuyến đường. Việc thay thế này gặp ý kiến chỉ trích dữ dội từ cộng đồng do họ nghĩ là cây ngoại lai, chưa chắc trồng được, hoặc trồng cũng không đẹp, hoặc sẽ giống nước ngoài….
Bây giờ, chính người dân được hưởng lợi vì du lịch bùng nổ, hàng triệu người bay đến đây để check in mỗi khi mùa hoa phượng tím nở (kéo dài cỡ 4-5 tháng). Cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống, cà phê, đi lại…. sẽ giúp người dân có tiền từ du khách. Quà mua về sẽ giúp thương hiệu địa phương nổi tiếng, làm ăn thuận lợi.
Những thành phố cao nguyên của VN như Bảo Lộc, Đà Lạt, Ban Mê, Pleiku, Kon Tum hay Huế, Hà Tĩnh, Vinh trở ra đều trồng được cây này, có thể thí điểm vài tuyến phố tạo điểm nhấn.
P/S: Lễ tết này, thay vì đến các điểm du lịch quen thuộc, đông đúc và chặt chém, các bạn thử đi miền Tây Nam Bộ chơi.
Bay đến Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau, thăm thú vùng sông nước Nam Bộ. Hạ lưu đồng bằng sông Cửu Long có hệ sinh thái phong phú chỉ sau khu vực sông Amazon.
Quan tâm nông nghiệp cao, trồng cây gì hoa gì thế nào….thì theo dõi anh này, chuyên nông nghiệp công nghệ cao và phủ xanh đồi trọc https://www.facebook.com/longlouis.nguyen
Minh Tuyên Mùa hoa của nó ở thời tiết nóng như Huế được 4 5 tháng ko ạ? Lại nhằm đúng mùa hè. Nếu vậy thì trồng các khu du lịch quá tuyệt, do đa phần các giống hoa ở ta thấy mùa hoa khá ngắn, tầm 1 2 tháng
Huyền Minna Ở đoạn đường Đại Cồ Việt và Trần Khát trân Hà Nội cũng có mấy cây này rồi
Nguyễn Minh Đại Phượng tím thì quá đẹp, chỉ là lá rụng quét cực
Duong Phan Phượng tím nhìn đẹp và lãng mạn nhưng mùi khai lắm.
Khuyen Bui Cây hoa bằng lăng đầy đường HN cũng đẹp mà
Đình Ngọc Uh,Bằng lăng việt nam cũng đẹp mà.
Tony Trong Tin Bằng Lăng Tím cũng tài sắc vẹn toàn!
Hang Bich Nguyen vote bằng lăng tím …vì thi thoảng cũng có cây mầu hồng đẹp lắm luôn
Eve Green Đình Ngọc Hoa đẹp mùa hè nhưng sao hay bị sâu bệnh lắm bạn ạ, sâu ăn hết lá. Nhà mình vừa bỏ 1 cây năm ngoái, trồng sake. Sake vừa lớn nhanh, bóng mát lại có trái ăn rất ngon
Nguyễn Thu Hằng Eve Green e ơi mua cây sa kê ở đâu chỉ c với
Eve Green Nguyễn Thu Hằng Dạ em ở Nha Trang, chạy về mấy nhà vườn lân cận thành phố đều có bán chị ạ
Arthur Morgan Quốc hoa nên chọn HOA PHƯỢNG ĐỎ, đâu cũng trồng được, tán rộng mát. Hoa nở vào mùa hè cũng là mùa du lịch xôm tụ nhất. Hoa ngoài đẹp, nhụy hoa còn chơi được trò kéo ngựa, thậm chí ngậm mút có vị ngọt thanh, hoa còn được dùng để ép vở tương truyền giúp mình học hành sáng suốt hơn, tuổi thơ sống cùng hoa phượng thật đẹp. Tôi tin hoa phượng đỏ của VN ko hề thua gì so vs hoa anh đào của Nhật cả.
Hoa sen dù đẹp, nhưng khách đến VN có khi đi tour cả tuần lễ cũng ko dễ gì thấy được.
Trần Thanh Thủy hoa phượng nấu canh chua bá cháy lun ad, về miền tây toàn nấu canh chua bông phượng á
Đặng Thị Hồng Liên Mình trồng phượng đỏ cho độc đáo chứ!
Pham Van mời về đường 353 hải phòng gần 20km trồng toàn phượng đỏ. tháng 5 hoa nở đỏ đẹp nhất vn luôn
Oanh Pham Lan Hương c thấy phượng đỏ đẹp hơn phượng tím bên Úc đoá. mỗi tội Hải Phòng mình chặt phượng ngày càng nhìu.
Minh Toàn Đây gọi là tạo lợi thế khác biệt, thí dụ như ở Sapa trồng hoa anh đào, ở Gia Lai cũng có thể trồng hoa anh đào núi hoặc tự nhiên hơn thì có hoa dã quỳ để tạo điểm nhấn cho du lịch thời vụ, khi đó thì các farm stay, cafe sân vườn, home stay sẽ đón khách du lịch nườm nượp. Vấn đề còn lại là thái độ phục vụ để khách quay lại lần sau.
Vườn Thảo Điền Đà Lạt
Chịu bỏ chút đất vào quỹ đất trồng cây thì cây gì cũng đẹp. Ở vn mình thiếu gì cây đặc sắc, chỉ cần trồng nguyên một cụm, một con đường thôi là đẹp liền mà
Hà Thành Nguyên Ở đà lạt có một cây rồi phải không ?
Chuong Mai Đà Lạt có nhiều rồi, trồng hơn 10 năm rồi. Nhiều lắm, một trong những cây đầu tiên ngay chợ Đà Lạt luôn
Thuyduong Nguyenthi Hà Thành Nguyên đà lạt đầy đường bạn ơi
Hà Thành Nguyên Chuong Mai 10 mấy năm chưa lên đà lạt rồi
Vũ Hoàng Quy hoạch Hoa Sữa nay chặt vẫn chưa hết
Hoa Dại Vũ Hoàng thời đó cuồng hoa sữa
Phạm Thiệu Hoa Dại thời đó tận dụng phân xanh nên trồng hoa sữa để mỗi khi bà con gánh phân ngoài đường khỏi mùi hôi :))
Lê Ngọc Tuyết Tây Nam bộ đang có kèn vàng, kèn hồng nở đẹp lắm á.
Trương Đại Bay đến cần thơ nghe còn được.chứ lễ 30/4 này đi xe về miền tây nghe tắc đường nhiều lắm
Hoan Lý Ở Huế nổi tiếng với ngô đồng tím thì nên trồng 1 đường hoa này.
Lan Hoang Phượng tím cũng trồng nguyên con đường Nguyễn Văn Cừ ở Đà Lạt đó ạ. Hiện nay đang ra bông luôn
Hector Lan Thực ra mỗi tỉnh đều có thể làm được việc này mà
Trang Minh Sóc Trăng có đường hoa kèn hồng. Đẹp lắm ạ
Hoàng Thị Thùy Ai làm quy hoạch đô thị cần áp dụng
Lạng Sơn
Đây là một khu vực sơn thuỷ hữu tình, đẹp như Thuỵ Sĩ vậy. Các tập đoàn nên nghiên cứu đầu tư vào đây để hình thành nên một khu resort lớn. Cách Nha Trang chỉ có 45km, cách Đà Lạt 120km, cách Ban Mê 150km nên rất thuận lợi về địa lý.
Các bạn nên chia sẻ nhau nhiều để các tập đoàn lớn có thể để mắt tới. Ngoài ra, ở khu vực này còn có hòn Vọng Phu với đỉnh núi cao trên 2000m, rất lạnh (giữa mùa hè có khi chỉ có 15 độ trên đỉnh), có thể khai thác cáp treo và xây dựng khu vườn nhỏ trên đó như Thuỵ Sĩ khai thác đỉnh núi dãi An-pơ (Alpes) vậy. Xưa bác sĩ Yersin đã khảo sát mấy lần như lúc đó chưa có công nghệ cáp treo, nên ông chưa làm được đường lên đó, để lại cho hậu thế giỏi giang làm. Những đỉnh núi cao ở xứ nhiệt đới là những nơi có khí hậu mát mẻ, giúp con người tránh nóng hiệu quả.
Cáp treo theo tính toán của người Thuỵ Sĩ, là cách mở đường đi ít phá huỷ cảnh quan và môi trường nhất, vì chỉ có những cái trụ rất nhỏ, và cáp chạy bằng điện, không xả thải ra môi trường. Chỉ có phần trên đỉnh núi, cần thiết kế nhỏ, hài hoà cảnh quan, trồng thông thật nhiều để có nhiều mảng xanh. Làm theo mô hình của Les Trois Vallées ở Pháp là tốt nhất.
Đi ăn lá bép đọt mây
Dượng Tony hay đi nghỉ mát ở các tỉnh lạ lạ trong các dịp lễ tết, tránh vô các điểm du lịch mà ai ai cũng biết. Dịp lễ tết, du khách đến các điểm nổi tiếng này tăng cao đột biến, phòng ốc tăng giá mấy lần, xếp hàng ngồi chờ cả buổi mới ăn được, tham quan chụp hình lúc nào cũng lọt vô hình mấy người khách khác, về phô tô sóp xoá mệt mỏi.
Xem một trong những địa điểm Tony từng đến (vào những năm trước 2005):
TnBS