Năm học mới – nên học trường công hay tư?
Phụ huynh có tiền thì nên cho con cái học trường tư chuẩn như thế này, bậc phổ thông lẫn Đại học. Kẹt lắm thì mới vô trường công mà học vì trường công vẫn tư duy cũ, phương pháp cũ, không khai phóng được năng lực của bạn trẻ. Dạy chữ và luyện thi không thôi thì đã quá lạc hậu rồi.
Trường tư chuẩn quốc tế
Trường phổ thông Hoàng Việt và IEC là hai ngôi trường hiện vẫn không có đối thủ ở Việt Nam để có thể so sánh. Đều do 2 công ty tư nhân đầu tư, Hoàng Việt khoảng 500 tỷ và IEC khoảng 1000 tỷ.
Hoàng Việt có 5 sân bóng đá, 4 sân bóng rổ, 6 sân cầu lông, 3 sân bóng chuyền, 3 hồ bơi chuẩn Olympic trong nhà, 2 sân tennis, 2 khu trò chơi… .với diện tích khoảng 10 hec, và có vườn rau và trang trại riêng cung cấp thực phẩm cho học sinh, có môn học bắt buộc là môn đọc sách và thư viện rất lớn, tiếng Anh dạy 2 thầy Việt-Tây cùng nhau tham gia tương tác, và có hiệu trường là 1 người cực kỳ nổi tiếng, thầy Trần Đức Huyên, nguyên hiệu phó trường chuyên Lê Hồng Phong ở Sài Gòn, tác giả nhiều cuốn sách Toán.
Thầy Huyên là người tâm huyết với giáo dục khai phóng. Nhưng các trường công rất khó có cơ hội thể hiện vì thiếu kinh phí và ràng buộc các quy chế. Việc những tập đoàn tư nhân đầu tư như trường Hoàng Việt hoặc tập đoàn Nguyễn Hoàng với thành phố giáo dục quốc tế IEC Quảng Ngãi. Sẽ tạo điều kiện cho giáo dục khai phóng phát triển. Năm nay thầy Huyên về Hoàng Việt và bắt đầu cho triển khai những gì thầy tâm huyết, ấp ủ bao năm qua.
Xem bài : Người thầy với triết lý giáo dục khai phóng ở Việt Nam
Giáo dục khai phóng
Giáo dục khai phóng, nôm na là khai trí, bệ phóng cho từng cá nhân. Giỏi chơi game, thì đào tạo thành game thủ, thành người viết game nổi tiếng như Hà Đông. Giỏi bơi lội thì đẩy mạnh thành Ánh Viên. Giỏi cờ vua thì dành thời gian nhiều cho nó, trở thành Lê Quang Liêm. Giỏi toán thì thành Ngô Bảo Châu. Giỏi tennis thì thành Lý Hoàng Nam. Giỏi ca hát thì thành Sơn Tùng….chứ không có tất cả đều giải ô mê ga tê cộng phi như nhau để sau đó thì học quản trị kinh doanh gì đó rồi ra đời nhàn nhạt như nhau cả.
Bạn FB Võ Đình Đạt là 1 sản phẩm của giáo dục khai phóng (tự đào tạo chứ thời bạn chưa áp dụng triết lý GD này ở Việt Nam), các bạn có thể follow FB của bạn để xem bạn đã mạnh về cái gì và đi theo cái gì. Bạn nào đang ở Vinh thì gặp Đạt và cà phê đi.
Giáo dục chuẩn là như thế nào?
Giáo dục chuẩn là lúc ở trường, việc học hành chữ nghĩa chỉ diễn ra 1 buổi còn lại là vận động, đọc sách, vui chơi. Thời gian vui chơi phải nhiều hơn ngồi học mấy kiến thức trong sách giáo khoa và giải bài tập để thi thố. Cái này phải có sự đồng lòng của phụ huynh nữa. Học với thầy Tây và học online với thầy quốc tế, học sinh khi tốt nghiệp sẽ giống như học sinh nước ngoài, chứ các trường ở Sài Gòn Hà Nội không có cửa so sánh vì điều kiện các bạn học ở Sài Gòn Hà Nội hiện đang khó khăn về đóng khung tư duy.
Ra đời sẽ trở thành gà công nghiệp nhiều hơn đại bàng tung cánh. Trước đây thì học phổ thông ở Sài Gòn Hà Nội là tốt. Nhưng giờ họ đã chậm chân và lạc hậu với thế giới thay đổi chóng mặt. Đất đai chật chội nên không có sân chơi, không chú trọng rèn thể lực nên có nhiều kỹ năng thì cũng là vô nghĩa. Thầy cô giỏi nhất bây giờ là trên internet, chỉ cần hướng dẫn học sinh cách tiếp cận E-learning và tiếng Anh là học sinh sẽ mở ra cách cửa với thế giới bên ngoài.
Mong là các tỉnh ở nước ta, tỉnh nào cũng có 1 trường như Hoàng Việt hay IEC. Tập đoàn hay người giàu có, cỡ vài trăm tỷ trở lên, mạnh dạn đầu tư vào giáo dục (ngành lãi rất ít, đam mê thì mới làm, chứ không ngon như đánh quả bên bất động sản, nhưng giá trị để lại cho đời thì rất tốt).
Xem thêm : Chuyện chọn trường – để xin được việc vào Công ty “xịn”
TnBS