Giáo dục Việt Nam và những nhầm lẫn

Giáo dục Việt Nam và những nhầm lẫn

Bài cực hay trên báo Vietnamnet, tờ báo khá uy tín ở nước ta.

Vấn đề giáo dục Việt Nam hiện nay là triết lý giáo dục “học để thi” dẫn đến nhiều vấn đề vô cùng méo mó. Rất nhiều trường thoả thuận ngầm với giáo viên và học sinh, không tốn thời gian học các môn không thi, dẫn đến tú tài chứ nhiều bạn không biết gì về kiến thức cơ bản của cuộc sống. Vì xã hội xếp loại trường trên cơ sở lượng học sinh vào Đại học. Trường nào đậu Đại học nhiều, điểm trung bình cao là đổ xô vào học.

Thi cử là phải có để phân loại, ai tinh hoa ai đại trà để có hướng đào tạo phù hợp. Tuy nhiên, cần có sự hài hoà với vui chơi, thể thao, kiến thức cơ bản. Thi cử cần cải cách theo hướng một năm thi mấy lần như SAT hoặc muốn thi là thi như IELTS,…như giáo dục phổ thông các nước trên thế giới (trừ Trung Quốc, Hàn Quốc vì hai nước này vẫn theo văn hoá khoa bảng, thi cử rất áp lực). Mô hình giáo dục Đức là mô hình tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới.

Những nhầm lẫn về giáo dục ở Việt Nam

Đại học Duy Tân thu hút nhiều thí sinh điểm cao – Tuoitre.vn

Một bạn cựu sinh viên Đại học Duy Tân chia sẻ, ở trường bạn, thường có 2 nhóm sinh viên chính. Một là điểm cao chót vót, có thể vô mọi trường Top đầu nhưng các bạn chọn Duy Tân, chọn chương trình đào tạo quốc tế, đơn giản các bạn được miễn học phí. Xong ra trường, các bạn này đều có thành tựu như công bố bài báo quốc tế, các cuộc thi quốc tế, học bổng du học thạc sĩ hay đi làm các tập đoàn đa quốc gia, cạnh tranh ngang ngửa với trường RMIT hay ĐH quốc tế Tp HCM trong các suất quản trị viên tập sự các tập đoàn lớn. Các giảng viên của trường cũng lưu ý nhóm này trong hồ sơ đăng ký nhập học để mời vô cộng tác, phụ việc, trợ lý cho các công trình nghiên cứu khoa học của họ.

Ngoài ra còn có nhóm có đầu vào vừa đủ điểm sàn, tức 15-16 điểm tuỳ năm. Nhóm này vào học cũng theo chương trình quốc tế, sáng tiếng Việt, chiều tiếng Anh ròng rã trong 4 năm, năm 1 là sáng tiếng Việt, chiều dạy lại tiếng Anh có dịch, rồi bỏ dịch dần. Năm 2 là nghe tiếng Anh hoàn toàn. Năm 3,4 là thuyết trình hùng biện trước lớp bằng tiếng Anh 100% hết, nên ra trường, các bạn đều có việc làm tốt. Dù đầu vào không giỏi.

 

thi-sinh-diem-cao-vao-dai-hoc-duy-tan
Nhiều thí sinh điểm cao vào Đại học Duy Tân

Các bạn có thể hướng con em mình phân luồng như vậy. Nếu là tinh hoa, học các trường hàn lâm để thi thố có thành tựu. Còn trí óc tầm tầm, thì nên học nhiều thật nhiều tiếng Anh, lựa chương trình dạy nghề cụ thể bằng tiếng Anh mà học, dân lập hay công lập không quan trọng, miễn họ có giảng viên dạy bằng tiếng Anh theo chương trình quốc tế. Bốn năm ròng rã nói miết bằng tiếng Anh sáng chiều, các bạn cũng đủ có khả năng làm việc ở mức chuyên viên cho các tập đoàn nước ngoài. Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2, không phải là ngoại ngữ. Nên 4 năm liên tục nói tiếng Anh sáng chiều, hầu như ai cũng có thể nắm được ngôn ngữ này ở mức độ khá cả.

Thay đổi để thích nghi hay là chết? cú đấm thô bạo thời 4.0 – Vietnamnet.vn

42 năm trước, Steven Sasson – một nhân viên làm việc tại Kodak đã tới gặp sếp mình để giới thiệu một thiết bị chụp ảnh mà không cần phim. Trái với sự háo hức của Steven, các sếp Kodak tỏ ra thờ ơ với phát minh này vì “chẳng ai muốn xem ảnh trên một màn hình lớn như chiếc ti vi cả”. Steven đã cảnh báo các sếp rằng thời đại máy ảnh số sẽ đến và Kodak chẳng thể làm gì để ngăn cản nổi nó.

Năm 2012, Kodak nộp đơn xin phá sản vì không thể cạnh tranh nổi với máy ảnh kỹ thuật số.

Khi Nokia vững vàng ở vị trí số 1 trên thị trường điện thoại, Apple vô danh. Nhưng khi IPhone với hệ điều hành iOS ra đời, mọi chuyện đã khác. Giờ đây, Apple thế chỗ Nokia thành người khổng lồ, còn Nokia đi theo vết xe đổ của Kodak ngày nào: Phá sản!

Sự ra đời của Uber, Grab, cùng “trận đại chiến” với taxi, xe ôm truyền thống, diễn ra khắp nơi trên thế giới chứ không riêng thị trường nào. Nắm đấm, gậy gộc, băng rôn, lệnh cấm… dồn dập giáng xuống xe ôm và taxi công nghệ. Nhưng người quyết định lại là khách hàng.

Điểm chung của những câu chuyện trên đây chính là cuộc chiến của cái cũ với cái mới. Phương thức truyền thống và công nghệ hiện đại.

Trước cái mới, nếu bạn không nắm bắt, bạn sẽ bị đào thải. Đó là quy luật. Nếu bạn không sáng tạo, không thông minh, không thức tỉnh….mà vẫn rập khuôn và cứng nhắc về tư duy, thì khả năng kiếm tiền không được nhiều, ăn cơm thừa canh cặn của người ta là điều chắc chắn.

cuoc-chien-uber-grab-va-taxi-truyen-thong
Thay đổi để thích nghi – hay là chết?

Đọc báo online cùng TnBS

, , , , , , , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *