Du xuân và ăn Tết – TnBS

Du xuân và ăn Tết

Âm lịch (còn gọi là nông lịch, lịch âm, lịch tính theo chu kỳ quay của mặt trăng quanh quả đất) là phát minh quan trọng của người Trung Quốc cổ đại lưu vực phía nam sông Trường Giang, gắn liền với việc lấy nước tưới tiêu (mặt trăng có sức hút với trái đất, tạo nên thuỷ triều và con nước ròng, nước lớn, lấy nước đổ ải.,…). Ngày đầu năm mới (Nguyên đán-元旦) của lịch âm này rất quan trọng với họ và các nước chịu ảnh hưởng văn hoá của họ như Hàn, Nhật, Việt từ xa xưa.

Nhưng sau này do kinh tế phát triển, tự động người ta sẽ điều chỉnh cách nghĩ về năm mới của lịch âm chứ không nên kêu gọi bỏ Tết âm lịch. Người Nhật và người Hàn hiện nay xem lunar new year chỉ là một dịp holiday (1-3 ngày tuỳ nước, có khi Nhật họ không cho nghỉ luôn) giống như người phương Tây có kỳ nghỉ golden week (từ Noel tới tết dương lịch).

Một số đông người Trung Quốc cũng bắt đầu xem đây là thời gian đoàn tụ gia đình, thay vì về ùn ùn về quê thì họ đưa gia đình ở quê đi du lịch cho hết các thắng cảnh trong nước trước, rồi sau đó thì ra các nước xung quanh. Con cái nhiều gia đình đã đi du học và đi làm ở nước ngoài, nên Tết thay vì con đi về quê thì họ kéo cả gia đình sang bên kia thăm con luôn (vì thường sẽ không được nghỉ dịp Tết ở các nước phương Tây, có thì chỉ được 1-2 ngày). Ở Trung Quốc, họ đổi từ “Nguyên Đán” (元旦) thành tên gọi cho ngày 1/1 dương lịch, còn 1/1 âm lịch thì đã chuyển qua gọi là Xuân Tiết (春節), tiết-tức lễ, có vùng đọc là tết. Bạn nào nghiên cứu kỹ văn hóa Trung Hoa bằng chính các sách viết bằng chữ Hán sẽ hiểu rõ.

Những lễ nghi, tục lệ như cúng kính, lễ hội trước và sau Tết âm lịch cũng đã được cắt giảm triệt để. Một số vùng phía nam Động Đình Hồ cũng có tục lệ đưa ông Táo chầu trời như ở Việt Nam nhưng đã bỏ thủ tục thả cá, thả chim phóng sinh vì không phù hợp nữa (xưa ở nông thôn, xung quanh là ruộng đồng thì phù hợp, nay đô thị hoá rồi. Vì nhu cầu phóng sinh mà dẫn đến nghề nuôi ươm cá con và nuôi chim nhốt lồng để bán, nhưng chim – cá này sẽ lập tức chết khi ra môi trường tự nhiên, càng thả càng ảnh hưởng môi trường).

Có vô số điều thay đổi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, tâm linh là sâu thẳm đức tin trong mỗi trái tim, không phải bày biện ra ngoài. Hiện nay, bên trong gian thờ của chùa, đền, miếu mạo đã cấm thắp hương (đốt nhang), chỉ có thể thắp hương bên ngoài sân, và họ cũng đã bỏ hoàn toàn hủ tục đốt vàng mã. Thậm chí người già ở nước này đã chủ động yêu cầu con cháu, sau này trăm tuổi thì phải làm đám ma nhỏ thật nhỏ, hoả táng cho tiết kiệm đất và văn minh, không cần làm đám giỗ cúng kính gì nữa để có nhiều thời gian lao động học tập và sinh sống, cứ gắn bó cả đời với cái mộ thì sao dọc ngang quả đất làm nên thành tựu cho đời.

Người sống mới quan trọng, lúc sống cống hiến hết mình, hưởng thụ văn minh và sống đẹp, chết thì ai cũng như nhau, công bằng hết. Nam nữ cũng bình quyền, không còn chồng chúa vợ tôi, đàn ông ăn nhậu đàn bà nấu nướng dọn dẹp suốt trong các ngày Tết. Tết không còn là dịp để ĂN thoả thuê như ngày xưa đói kém. Xuân, khí trời cảnh sắc tươi đẹp, là để đi du ngoạn, ngao du sơn thuỷ, cho cha mẹ ông bà (còn sống) ăn của ngon vật lạ, chứ bày lên bàn thờ khi họ mất rồi còn ý nghĩa gì. Cha mẹ ông bà một đời quanh quẩn 1 chỗ, Tết là dịp mình nghỉ làm, rồi đưa họ đi ra thế giới rộng lớn bên ngoài có phải là hiếu đạo hơn không? Sum họp đoàn tụ gia đình ở 1 nơi xa, nơi đâu có gia đình cùng nhau thì nơi đó có Tết, không nên câu nệ tiểu tiết tục lệ phải thế này thế kia nữa.

Dọn dẹp nhà cửa, trang hoàng nhà cửa không phải là việc cuối năm mới làm mà là việc mỗi ngày. Những chậu hoa cho đẹp trong nhà cũng là việc quanh năm, vì đời sống tinh thần phải nâng lên, ngày nào cũng vui như Tết. Tết xưa người ta hỏi “TẾT NAY ĂN GÌ?” còn bây giờ là “TẾT NAY ĐI ĐÂU?”. Tết là người và người có thời gian để gặp gỡ hỏi thăm nhau, đi chơi vui vẻ cùng nhau chứ bày ra nấu nướng, cúng rồi ăn, ăn rồi cúng, rồi ngồi đánh bài cả ngày thì hết mất thời gian du xuân rất uổng.

Xem bài :

Du xuân phương Bắc

Ăn (thức ăn và cái nhà) cũng chỉ là 2 nhu cầu cơ bản con người thôi, không nên đặt nặng nó nữa. Các thành phố ở Trung Quốc, người ta cũng vui vẻ ở hết nhà chung cư để dành đất cho sản xuất kinh doanh, trừ khu ngoại vi rất xa. Các bạn đi Trung Quốc rồi sẽ khó mà tìm được biệt thự hay nhà phố ở giữa Thượng Hải, Bắc Kinh, Thẩm Quyến… Số lượng những người cấp tiến ở Trung Quốc bắt đầu đông lên. Khi kinh tế phát triển, đời sống khá giả, người ta sẽ tự động nghĩ khác, làm khác, tìm sự an vui cho người đang sống (dương, dương thế, dương lịch) hơn là các tục lệ vì người đã khuất (người âm, âm trần, âm lịch). Chết là hết. Tất cả. Chỉ những ai có thành tựu cho đời, di sản để lại của họ vẫn có thể giúp đỡ người khác, tấm lòng cao cả lúc sinh thời lay động trái tim tha nhân, thì khi họ mất đi, sẽ được người dương thế nhắc đi nhắc lại, ca ngợi mãi mãi. Một cách tự động. Trời cho “hưởng dương” bao nhiêu năm thì cố gắng giúp người khác, tiền bạc vật chất lẫn cơ hội. Thu vén mãi về mình, gia đình mình thì chết cũng không có ý nghĩa gì, mà con cháu còn mất cơ hội làm ăn vì bao nhiêu “gia lộc” đã bị tiền nhân lấy hết. Lấy ít thôi, chừa cho con cháu lấy nữa.

Bạn ngẫm nghĩ về cuộc đời mình, gia đình mình, người xung quanh và có quyền chọn cách sống khác đám đông, khác lẽ xưa nay, vun vén thời gian để làm cái này cái kia, đi chỗ này chỗ kia, đó là quyền của cá nhân bạn, gia đình bạn. Cả năm lao động vất vả rồi, mấy ngày này lại bày thêm đủ thứ gánh nặng không đâu vì hủ tục của mấy ngàn năm trước thì cũng tiếc. Thời đại phân tử nano, internet, 4.0, bay ra không gian rồi, đặt chân lên mặt trăng rồi mà não vẫn giữ nếp cũ sao được, cái nào hay ho, văn minh và nhẹ gánh nặng cho con người mới giữ. There’s no Ms Hằng (and Mr Cuội) on the moon. Lịch sử luôn quay theo hướng phải bỏ tập tục cũ (không phù hợp) để có mới, cái mới sẽ lạ lẫm hoặc chưa chuẩn, nhưng rồi sẽ điều chỉnh cho chuẩn. Mục tiêu tối thượng của con người, dù dân tộc nào, tôn giáo gì cũng giống nhau, đó là MƯU CẦU HẠNH PHÚC.

7 triệu người Trung Quốc ra nước ngoài ‘trốn’ Tết Nguyên đán – VnExpress

FB: Cafe cùng Tony Buổi Sáng

, , , , , , , , , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *