Dạy con – Học cách cho đi!

Cuối tuần, mời các bạn cũng đọc 1 bài văn ngắn nhưng rất hay. Đoạn cuối của bài thơ là tuyệt phẩm, các bạn có thể học thuộc (để trích dẫn hoặc đăng bài hoặc dạy con cháu).

1. Gần đây có những hiện tượng trong xã hội, cũng theo phong trào “cho đi, từ thiện” nhưng chưa hiểu bản chất của việc cho đi là không màng người khác báo đáp “làm ơn há dễ trông người trả ơn!”. Có những câu nói với người đi xin cơm từ thiện như “mập và sơn móng tay mà sao đi xin cơm” hoặc lên giọng dạy người già gấp tuổi cha mẹ mình “bà ơi lần sau ai cho bà phải nói cám ơn bà nhé”, rất phản cảm. Cho là quên, nhẹ nhàng, sang trọng.

2. Gần đây cũng có những lần live trực tuyến của một số người, dùng mạng xã hội để công kích cá nhân người khác. Dù có dư thời gian và tò mò cỡ nào thì cũng không nên nghe, nhất là không cho trẻ con trong nhà vì ảnh hưởng xấu đến chúng. Những lời lẽ tiêu cực luôn mang lại năng lượng không tốt, lỡ nhập vô đầu thì rất khó ra. Trẻ con thì chỉ nên cho đọc cho nghe những lời hay ý đẹp, những tấm lòng cao cả để hình thành nhân cách cao đẹp, lòng trắc ẩn và đức tin, lòng tin.

3. Gần đây cũng có bạn dân quân chặn 1 bạn đi mua bánh mì, nhưng thay vì nói rõ quy định cái gì đúng cái gì sai, thì bạn ấy lại công kích cá nhân “mày trên núi xuống à”. Những câu kỳ thị về vùng miền, giới tính, tuổi tác, ngoại hình….là không nên sử dụng, vì đó là lời nói xấu xí xưa cũ. Giới trẻ văn minh, phải thật khác.

4. Và gần đây cũng có 1 bạn thơ ngây nhờ quan hệ người thân mà được chích vắc xin, xong đăng lên mạng khoe. Ở nước ta, quan hệ gia tộc và thân tình vẫn còn rất nặng, vẫn ưu tiên gia đình người thân rất nhiều, không phải riêng vụ vắc xin này, những quan điểm như “hy sinh đời bố củng cố đời con” hay “gia đình ta, gia tộc ta, họ hàng ta, làng xóm ta, xã ta, huyện ta, tỉnh ta…” là những tư tưởng cũ, không ngày một ngày hai mà biến mất được. Từ từ, xã hội sẽ văn minh và điều chỉnh dần từ xã hội cảm tính sang lý tính, pháp luật thượng tôn.

Nhưng chúng ta cũng không nên nhân cái sai đó mà chế giễu công kích cá nhân họ. Những câu chuyện chế nhạo về bánh mì hay vắc xin ông ngoại….không nên được lặp đi lặp lại, nó chẳng khác nào cô Tấm hả hê khi báo ân báo oán với mẹ con Cám. Vì bản thân mình, vẫn hoàn toàn mắc những lỗi đó. Trong hoàn cảnh đó, mình có khi còn sai hơn người ta nữa.

5. Chúc các bạn có những ngày nghỉ dịch ở nhà thật vui, khoẻ, văn minh. Tranh thủ thời gian đọc những tác phẩm văn học, những sách về trí tuệ người xưa, những tấm gương vĩ đại, những nhân vật vĩ đại, hoặc những cuốn sách, những bộ phim kinh điển mà mình bận rộn không có thời gian đọc và xem.

Rồi mọi thứ sẽ trôi qua nhanh và sẽ tốt đẹp. Các bạn giữ vững tinh thần là được!

TNBS

 

“Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn.
Nhà mình sát đường, họ đến
Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào.
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này!”

Mở đầu bài thơ, người bố đưa ra một nhận định về cuộc đời, lẽ đời.

“Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian”

Người hành khất đến nhà, lý do là vì nhà mình sát mặt đường, con không được giễu cợt, xúc phạm họ. Vì trên đời này không ai muốn mình phải làm hành khất, không ai muốn ngửa tay ra xin từng miếng ăn, từng đồng tiền của người khác. Bản thân họ cũng đau xót, tủi hổ và nhục nhã lắm chứ! Ai cũng có cái giá trị của bản thân mình. Họ đã hạ mình hết sức rồi, nên dù ít dù nhiều con phải cho họ, và con không được hỏi gốc tích, quê hương. Con hỏi kỹ về họ có nghĩa là con đang chọc vào nỗi đau, làm thức dậy những quá khứ buồn.

Con nên nhớ rằng: việc cho người hành khất là một việc làm tuỳ tâm, một sự giúp đỡ nhỏ nhoi, không ràng buộc. Nhưng như thế không có nghĩa là khi cho họ rồi con sẽ có thái độ không tốt hoặc buộc họ phải mang ơn. Bởi trong thực tế cuộc đời này, nhiều người có thái độ khinh bỉ, xúc phạm và rất coi thường người hành khất, hoặc cho từ thiện một chút đã bắt người khác mang ơn, vậy không còn giá trị từ thiện nữa. Cho người nghèo khổ là do lòng bác ái, là sự rung động thông cảm, là lòng trắc ẩn trong mỗi trái tim người. Đơn giản vậy thôi.

Vốn là người từng trải, người bố đã nghĩ rất thấu đáo và sâu sắc. Hiện tại người bố nhận thấy “Mình tạm gọi là no ấm”. Nghĩa là dù sao gia đình mình vẫn còn quá hạnh phúc so với nhiều gia đình, nhiều hoàn cảnh, nhiều mảnh đời bất hạnh cần sự cưu mang, sẻ chia giúp đỡ của cộng đồng. Nhưng biết đâu được cơ trời vần xoay, một ngày nào đó bố cũng trở thành người hành khất! Cho nên việc con làm bây giờ đó là việc tu nhân tích đức, một việc làm hết sức có ý nghĩa. Và rồi một ngày nào đó nhỡ bố có là người hành khất thì người ta sẽ giúp bố, biết đâu!

Của cho ấy là của gửi, ta cho người hành khất tức là ta đã gửi lòng tốt vào trong thiên hạ. Rồi biết đâu, cuộc đời thăng trầm, dâu bể, một ngày nào đó mỗi người trong chúng ta ai cũng có thể trở thành hành khất . Khi ấy người ta cũng sẽ đối xử tốt như ta đã đối xử, giúp đỡ những người hành khất năm nào!

(Theo 1 bài văn phân tích bài thơ Dặn Con của nhà thơ Trần Nhuận Minh trong sách giáo khoa).

Bạn đọc Comment

Ngoc Anh
Bài thơ rất hay. Nhà thơ chắc đắc đạo rồi

Thomas Pham
Ngoc Anh Tác giả là một người trải nghiệm nhiều, đi nhiều và đọc nhiều bạn ạ

Ngoc Anh
“Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này”.

Jimmy Lương
Cảm ơn bạn, xin phép mình chia sẻ

Thomas Pham
Jimmy Lương bạn cứ chia sẻ nhé. Cảm ơn bạn!

Ngoc Điệp
Cảm ơn tg , bài viết hay lắm, đạo người , sâu sắc, nhân văn 🥰

Thomas Pham
Ngoc Điệp Cảm ơn bạn đã đọc và cảm nhận ❤

Lê Hiệp
Hay và ý nghĩa

Minh Nga Thấm

Viet Nguyen
rất ý nghĩa./.

Cao Van Anh
Trần Trang Nhung ngày xưa cô từng ra đề cho bọn em về bài thơ này cô nhờ ❤️

Theresa Hieu Nguyen
Xin phép mình chia sẻ nhé.

FB Thomas Pham

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *