PHONG TRÀO LÀNG MỚI

PHONG TRÀO LÀNG MỚI

Năm 1970, 70% dân số Hàn Quốc vẫn sống ở nông thôn, trong đó 80% sống trong nhà vách đất, dùng đèn dầu, đường làng nhỏ hẹp 1-2m thậm chí xe bò xe ngựa không qua lại được. Họ không có các công trình vệ sinh, y tế, văn hóa. Tình trạng đói ăn, thất học tràn lan. Trong năm này, phong trào LÀNG MỚI, tiếng Hàn là “Saemaul undong” ra đời. Chỉ đúng 10 năm, nông thôn Hàn Quốc khởi sắc, tươi đẹp không thua kém gì nông thôn ở các nước phát triển.

Đầu tiên là họ xây dựng hệ thống giao thông. Từ năm 1970-1990, Hàn Quốc ưu tiên bê tông hoá mọi con đường ở nông thôn. Đường làng nhỏ hẹp bằng đất sẽ được bê tông hoá hoặc trải nhựa, thường là mở đường mới cho thẳng chứ không theo đường cũ. Nhà nước tài trợ 25%, nhân dân đóng góp 50% và 25% dân làng tự đi vay vốn để làm đường.Nhà nước cung cấp xi măng và vật tư, còn người dân phải trực tiếp thi công cùng với quân đội.

Mọi đường nông thôn được xây theo quy định với bề ngang tối thiểu 6-8m, chia 2 làn đủ để 2 xe tải chở nông sản tránh nhau (tối thiểu là 6m, còn càng rộng càng tốt). Các nhà dân trên tuyến đường nông thôn phải xây dựng lùi vào tối thiểu 5-10m để có thể đỗ xe ô tô hay chứa 1 xe tải nhỏ vận chuyển nông sản (với chương trình hỗ trợ người dân nông thôn mua xe tải/bán tải phục vụ sản xuất), và cũng là quỹ đất dụ trữ để đường làng sau này có mở rộng được, không cần phải đền bù giải toả.. Họ đã quy hoạch đường ô tô khi vẫn còn đi xe đạp.

Mọi ngôi nhà trong ngõ nhỏ đều phải hiến đất bắt buộc để mở rộng đường đi, đảm bảo xe tải vào tận từng nhà, từng thôn bản. Người dân sẽ họp lại, xem thế mạnh của vùng mình là gì, nuôi được con gì và trồng được cây gì, ai sẽ là người đứng ra trồng và nuôi, ai sẽ phụ trách chế biến và tìm đầu ra. Hầu như làng nào cũng có 1 nhà máy chế biến nhỏ để xử lý nông sản của vùng. Người có đầu óc trong làng được nhân dân hùn vốn và được nhà nước cho vay vốn không lãi suất để mở xưởng. Những doanh nghiệp lớn về làng xây nhà máy chế biển được làng cấp đất miễn phí và thuế địa phương cho miễn thuế thu nhập, lãi được hưởng trọn. Nhà nước đầu tư hạ tầng ở nông thôn, vì ở thành phố lớn, các tập đoàn bất động sản sẽ tự động đầu tư để bán được nhà đất, dân cũng tự động kéo lên đó sống và trở thành người mua, không cần nhà nước can thiệp hay hỗ trợ, nhà nước không cần đầu tư ở thành phố nữa. Và từ đó, nông thôn Hàn Quốc khởi sắc đi lên.

phong-trao-lang-moi-1

Ngoài ra, những tiện ích như chi nhánh ngân hàng, cửa hàng tiện ích, cây xăng dầu, trạm y tế, bưu điện, quán cà phê, siêu thị mini, trung tâm ngoại ngữ, trung tâm ca múa hát nhạc kịch, sân bóng và nhà thi đấu thể thao đa năng,….đều được quy hoạch trên đất công của làng để tạo thành 1 nơi tập trung đến mua sắm, vui chơi, không khác gì ở phố. Điểm đặc biệt là những nơi có khả năng đông người đến, họ đều dự trữ 1 quỹ đất rất rộng làm bãi đỗ xe, để mỗi người lái 1 chiếc xe ô tô đến thì vẫn có chỗ đậu, hộ gia đình 4 người thì họ đoán sẽ có ít nhất 2 chiếc. Về nghề nghiệp thì người dân có thể chọn bên cung ứng nguyên liệu hoặc làm công nhân chế biến nông sản hoặc ai lanh lợi thì chọn phần lo thương mại đầu ra, tham gia vào công ty thương mại trong làng để kinh doanh nông sản.

Nhờ phong trào Làng Mới (Saemaul undong), nông thôn Hàn Quốc hiện này vô cùng tươi đẹp. Rất nhiều bạn trẻ rời Seoul về các làng quê sinh sống, mở các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp về tin học, gia công và xuất khẩu phần mềm, vốn chỉ cần 2 yếu tố là đường truyền internet mạnh và con người giỏi. Nhiều văn phòng đã được xây dựng giữa những làng quê, có sân vườn rất đẹp để cà phê họp hành, thay vì trên những toà cao ốc trung tâm thành phố như cũ.

phong-trao-lang-moi-2

Đầu tư cho nông thôn, giải pháp chống kẹt xe ở đô thị

Trung Quốc cũng áp dụng chương trình bê tông hoá nông thôn triệt để từ năm 1990-nay, chỉ khác là đường bê tông nông thôn ở TQ có bề ngang tối thiểu là 10m, để 2 xe container có thể tránh nhau thoải mái. Họ hướng đến xuất khẩu nông sản cho mỗi làng quê ngay từ khi làng quê đó vẫn thuần nông và rất nghèo. Sau khi có đường sá rộng rãi thì mới tính tiếp.

Đài Loan, Malaysia cũng có quy định tương tự, và chương trình bê tông hoá đường giao thông nông thôn đến mọi ngõ ngách là ưu tiên hàng đầu trong phát triển xã hội của các quốc gia này (giống châu Âu, Nhật, Bắc Mỹ 100 năm trước).

Ưu tiên phát triển nông thôn là cách các nước hiện đại trên thế giới hiện nay làm để giải phóng sức ép di dân đến các thành phố. Trong khi các nước như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Philippines thì lại chọn giải pháp mở rộng thành phố, nâng cấp đô thị cho các thành phố lớn như Mumbai, Bangkok, Manila, Jakarta….khiến các đô thị này phình to. Nông thôn họ không đầu tư gì nhiều nên vô cùng lạc hậu, người dân nông thôn thiếu việc làm càng đổ xô đến TP sinh sống. Kết quả của việc làm chính sách là do người ở thành phố nghĩ ra, họ lại tiếp tục mở rộng đường, xây cầu vượt, xây thêm bệnh viện và trường học, mở rộng các khu đô thị ở ngoại ô để bán nhà…và khiến đô thị lại tiếp tục phình to thành siêu đô thị, đại đô thị. Phình to đến độ tắc nghẽn trở nên thường trực, chỉ vài km giao thông ở Manila hay Jakarta, người dân phải di chuyển vài tiếng đồng hồ. Và người Indonesia đã tính chuyện dời thủ đô vì quá tắc nghẽn.

Những bài học của những nước xung quanh luôn rất hay với Việt Nam chúng ta. Chọn mở rộng thành phố để phục vụ làn sóng di dân thoải mái sẽ vô tình khuyến khích mọi người lên phố mưu sinh (vì hiện đại hơn, nhiều cơ hội việc làm hơn, điều kiện sống tốt hơn) hay hiện đại hóa nông thôn để người dân ly nông bất ly hương là bài toán về sự lựa chọn của các nhà quản lý. Chọn theo kiểu Nhật Hàn châu Âu Mỹ hay Ấn Thái Phi Indo….là do chúng ta quyết định hôm nay.

Mọi thứ đều đã đổi thay.

Fb Tony Buổi Sáng

Câu chuyện ở Phú Yên về giao thông nông thôn trên báo hôm nay. Đây là tỉnh có chương trình bê tông hoá nông thôn cực kỳ tốt. Người dân rất cảm kích và ngợi khen.

Chính quyền tháo dỡ, bê tông hóa “con đường đau khổ”, dân vỡ oà vui sướng!

(Dân trí) – Sau nhiều nỗ lực của các cấp chính quyền ở huyện Đồng Xuân (Phú Yên), “con đường đau khổ” ở xã Xuân Quang 3 đã được bê tông hóa, tạo lối đi thông thoáng cho hàng chục hộ dân.

Bạn đọc comment:

Hoan Nguyen Tầm nhìn quá đỉnh!

Kim Toàn Nguyễn Việt Nam ta được như thế thì hay quá

Phuoc Nguyen Làng văn hóa của ta vẫn hơn

Liên Tra VN có nhiều phong trào hơn và càng ngày càng thụt lùi !

Khanh Nguyen Do tầm nhìn và sự cương quyết vì dân , vì tương lai đất nước!

Huy Nguyễn Tái phân bổ lại nguồn nhân lực trải đều đến từng xã là một hướng đi sáng.

Ngô Bích Hảo VN đang có phong trào Nông thôn mới gần giống như vậy

Chung Hoàng Việt Nam học HQ xây dựng nông thôn mới. Nông thôn Việt Nam giờ đẹp lắm

Nghiêm Bích Hòa Với chiều nay, thì là 1giấc mơ. bạn chỉ cần đến khu Thanh Xuân hiện tại.thì sẽ rõ, đến các vùng ngoại ô.Hà Nội mở rộng ko có đường ô tô to đi. nhà nhà sát mặt đường.

Nha Đam Đồng Tháp – Cần Thơ Đất nước mình là nước Nông Nghiệp, vì vậy việc đầu tư cho Các Vùng Nông thôn càng phải được chú ý nhiều hơn, để phát triển kinh tế Nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo người dân vùng nông thôn, đẩy mạnh phát triển kinh tế Nông nghiệp, hạn chế di cư lên TP lớn.

Lê Thị Mộng Dung Hy vọng phát triển nông thôn và cũng tạo ra được nhiều cơ hội việc làm ở vùng nông thôn thì ngta mới k di dân. Chứ mỗi bê tông hóa thì chưa đủ.

Bong Tran Ăn nhau ở cái tâm và cái tầm của người đứng đầu. Nói đi đôi với làm mới tạo ra kết quả thay vì hô khẩu hiệu.

Dương Ngọc Tâm Đan Mấy bạn nói HQ phát triển đều kg có sự chênh lệnh giữa nông thôn và thành thị, VN mở đường làm gì, suy nghĩ đi phải mở đường thì doanh nghiệp mới mạnh dạn về mở xí nghiệp chứ đường bé tí xe nào chở nguyên liệu về đc mà dám mở xí nghiệp

Trí Nguyễn Tôi đc biết ở nông thôn Nhật Bản thì nhu cầu, sinh sống chả thua gì thành thị

Hoài My Hong Khanh Nguyen  Đường bê tông quê mình đi lọt mỗi chiếc oto

Hiếu Pi Xã mình bê tông hoá 100% cách đây 6 năm rồi

Hien Duong Hiếu Pi  vấn đề là đường có đảm bảo 6-10m ko. Tớ thấy đường chính quê tớ tầm 6-8m còn đường ngõ thì tuỳ ngõ, nhưng chỉ 2-4m thôi

Jason C Nguyen Tầm nhìn xa

Hùng Trần Đường bé tí thế

Nga Trinh Hi vọng sẽ có nhiều con đường bê tông, nhiều cây cầu bê tông mọc lên trên đường quê để bà con dễ đi lại!

Lê Phi Long Tôi còn nhớ quê tôi để sử dụng nước máy mỗi gia đình phải góp rất nhiều tiền để kéo đường ống nước về làng

Nguyen Tham Bella Không biết khi nào quê em mới dược bê tông hóa con đường như thế này !

 

, , , , , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *