Cái khó ló cái khôn – BÓ hay LÓ?

BÓ hay LÓ?

Với người có đầu óc tốt, cái khó sẽ cái khôn. Còn ngược lại, cái khó sẽ cái khôn.

là động từ có nghĩa “xuất hiện”, ví dụ mặt trời mặt trăng ló khỏi đám mây.
Còn động từ “bó” có nghĩa “cột chặt lại, bịt kín lại”.

Khi gặp khó khăn, với người có đầu óc, họ luôn nghĩ cách. Họ kiên định ước mơ thuở nhỏ, vì ước mơ của người có tư chất là ước mơ có thể thực hiện được, không viển vông, không ước mơ cho vui.

Nhóm người đầu óc tào lao, thì mỗi năm một ước mơ, mỗi tháng một dự định, họ còn không biết chính họ muốn gì vì bị cuốn theo người khác. Thấy người ta thích cái này thì mình cũng thích theo, thấy người ta làm cái này thì mình cũng làm theo,… nhưng vì thiếu đầu óc nên không biết năng lực cá nhân của mình thế nào. Nhóm này thì thường được bonus thêm cái kém kỷ luật, nên ước mơ chỉ là viển vông và tốn thời gian, xoay mòng mòng rồi quay lại điểm cũ như đèn kéo quân. Kiểu

  • đọc Ông già trèo qua cửa sổ thì lấy tên tiếng Anh của mình là Allan,
  • đọc Nhà Giả Kim xong thì đổi tên tiếng Anh thành Santiago,
  • rồi đọc Forrest Gump thì đổi tên thành Forrest,
  • đọc Thép Đã Tôi Thế Đấy thì đổi thành Pavel,
  • đọc Suối Nguồn thì đổi thành Roark….

Cứ bị cuốn theo và hứng thú vài phút rồi thôi, không phải sâu từ bản lĩnh. Chờ người khác truyền cảm hứng, ai rảnh mà truyền mãi cho mình.

Sự nghèo khổ, sự khó khăn, sự túng thiếu luôn là cơ hội để người có đầu óc và tư duy tích cực biến thành động lực, để họ phấn đấu không mệt mỏi. Nhưng, đó cũng là “bảng liệt kê” lý do giải thích việc mình không làm được của rất nhiều người.

Học trường làng nhưng rất nhiều bạn tiếng Anh như gió còn nhiều học sinh ở trung tâm thủ đô vẫn bập bẹ mãi không nói được, đó đâu phải là do giáo viên hay do điều kiện gì.

Đại bộ phận các sếp ở các công ty hiện nay trên thế giới đều xuất thân từ người nghèo khó, do ý chí của riêng họ mà được cái họ muốn. Còn thế hệ ngậm thìa vàng mở rộng được cơ nghiệp của ông cha thì chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Cũng là gene của Lê Lợi mà mấy vua cuối nhà Hậu Lê thì chỉ biết ăn, ngủ và khóc, dù hoàng tử công chúa nào cũng được những ông thầy giỏi nhất mời về dạy dỗ từ nhỏ.

Các yếu tố khách quan và ngoại cảnh là có, nhưng không quan trọng mấy so với nội lực bên trong mỗi người. Khó khăn, người dở sẽ thấy quanh mình là chữ , còn với người có tư chất thì sẽ hiện ra chữ .

Có cái khôn thì ló ra đi

Đêm cuối 2019, khi quả cầu ở Times Square New York từ từ rơi xuống cho lễ đếm ngược tới thời khắc giao thừa, thì CNN phát đi bản tin về một bệnh lạ ở Vũ Hán, Trung Quốc. Đại đa số người xem bản tin xong thì không quan tâm, vì nghĩ nó ở đâu đâu.

Cũng ở New York, tại đại lộ số 5, chủ tịch một tập đoàn lớn đã triệu tập ngay trong khuya hôm đó toàn bộ những nhân vật quan trọng của công ty để phân tích tình hình, ông cho rằng cái gì liên quan đến hô hấp sẽ lây lan mạnh đến nước Mỹ cũng như toàn thế giới.
+ Họp ròng rã 2 ngày dù đang nghỉ lễ. Đúng ngày 3/1, tập đoàn này đã đưa ra kế hoạch tái cơ cấu cho 1 loạt các hoạt động kinh doanh, bao gồm ngưng nhiều mảng, bán nhiều mảng, và mua nhiều mảng. Trong đó đáng kể nhất là bán phần lớn cổ phiếu ngành hàng không, du lịch và đầu tư vô ngành dược phẩm, y tế, bệnh viện…
+ Trụ sở công ty ở New York đã được cắt giảm chỉ còn 1/3, nhân sự yêu cầu đến các chi nhánh ở các bang xa xôi, các nước nhỏ. Và đây là công ty hiếm hoi tài sản tăng nhiều lần.

Cũng có nhiều công ty làm ăn tốt, bắt nguồn từ năng lực phân tích và dự báo giỏi. Ở VN, trong 2 năm khẩu trang, làn sóng tháo chạy khỏi các đô thị và về lại nông thôn cũng đã giúp rất đông người nông thôn lần đầu tiên trong đời nắm trong tay tiền tỷ từ việc cắt bớt 1 miếng đất nhỏ trong vườn. Nếu bạn làm ở ngân hàng sẽ biết, rất nhiều khách có địa chỉ ở thôn/xã lần đầu tiên mở tài khoản nhưng gửi vô cả tỷ đồng. Hình ảnh người dân đeo khẩu trang đi giao dịch ở các phòng công chứng rất nhộn nhịp. Điều này là rất tốt cho xã hội, người nông thôn cũng đã bắt đầu khá giả dần lên. Nhiều làng quê đã phủ đầy xe ô tô, một điều cách đây 3 năm rất hiếm thấy. Sức mua ở nông thôn không còn kém như báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường nữa.

Năm nay. Cả thế giới đang khó khăn, không riêng nước nào.
+ Ở Tp Siem Reap của đất nước Chùa Tháp với đền Angkorwat nổi tiếng, khách sạn ế ẩm, phố Pub Street không còn cảnh chen chân không lọt như xưa. Nước nào cũng nỗ lực kích cầu ngành du lịch nhưng tất cả đều không thành.
+ Người Trung Quốc, theo thông báo mới nhất là hệ thống ngân hàng nước này, đang giữ mức tiền mặt tương đương 5600 tỷ USD từ người gửi.
+ Ở các đô thị lớn nước ta, người dân dễ thấy cảnh khai trương cửa hiệu ầm ĩ, vài tháng sau lại thấy treo bảng cho thuê mặt bằng. Tại ở các chợ trung tâm vốn đông nghẹt khách du lịch, tiểu thương ngồi quẹt điện thoại đến mỏi mắt.

Trong cái khó, lại ló cái khôn (tất nhiên là phải là người khôn mới ló được cái đó). Còn người chưa khôn lắm, phải bỏ sĩ diện, tìm người khôn quanh mình để bàn cách với họ. Chớ chảnh chảnh là chết. Phải lập tức ứng biến thích nghi chứ không có bảo thủ, giữ khư khư cái cũ. Chỉ còn 1 con cá khô và 1 trái dưa leo, 1 trái chanh trong tủ lạnh, phải biến thành nồi canh chua để tăng giá trị và có thể thành 1 bữa ăn.

+ Một bạn lỡ ôm đất nông nghiệp, vay để ôm. Giờ rao cả năm không bán được. Khách tới thấy cái miếng đất trống trơ đó thì ngại. Tui nói bạn thôi lỡ rồi, trồng thêm vài ngàn cây dừa trên đó, làm hệ thống tưới nhỏ giọt cho, rảnh quẹt điện thoại tưới ngày 2 lần qua App, rao bán nguyên farm thay vì bán đất. Xong, bạn ra được hết hàng, mừng lắm, hát cả ngày như thằng hâm.

+ Một cô có mặt bằng trên phố, giảm tới 50% rồi mà vẫn không ai thuê mở shop, tui nói cô hợp tác với nhãn hàng nào đó đi, không bỏ vốn, người ta ký gửi hàng, cuối tháng tổng kết, lấy lượng nhập – lượng tồn = lượng đã bán, lãi chia hai, có ai thuê mặt bằng thì trả lại hàng rồi dẹp. Cô nói mệt, quen ở không kiếm tiền xâu mỗi tháng rồi. 1 năm thì cô hết tiền, ở nhà rảnh chửi chồng miết, chồng bị trầm cảm nên cô tha, hợp tác bán hàng, đồng ra đồng vô vui quá nên ngồi cười rũ rượi cả ngày, lúc ăn mới chịu nín.

+ Có chú kia, 40 tuổi, công nhân, năm 2013 nhà máy bị cắt đơn hàng, cty đền chú được trăm triệu, chú về quê trồng hoa cúc thược dược mà Tết bán ế quá. Tui nói chú nên đổi qua cây sâm đất, đinh lăng, mai, sứ….để nếu Tết bán không được thì đem về chăm, năm sau lại bán giá cao hơn vì nó là những loại cây sống lâu, khác với cây hoa ngắn ngày. Chú làm theo, nay vườn bonsai cây chú trị giá khủng, người giàu có ở thủ đô vẫn xuống lấy vào cuối tuần.

+ Cô nọ ở An Giang, trước làm công nhân ở Bình Dương, cũng bị cắt giảm đợt rồi về quê, chiều chiều ra bờ kè Long Xuyên xoã tóc Hát với dòng sông. Tui thấy cô này miệng mồm lanh lợi, tư duy tốt nên bảo hãy KD online đi, gặp cậu Liêm để cậu đào tạo cho. Cô nghe theo, nay mua được xe tay ga, phấn khởi chiều gội đầu xong mặc áo hai dây chạy khắp phố phường, khoe ngồi đây chứ bán tận Lào Cai…

Ví dụ để thấy, nếu thấy cứ đứng yên tại chỗ cả năm rồi thì phần mềm trong đầu mình phải update cái version mới, cài hệ điều hành mới thì cỗ xe số phận mới dịch chuyển được. Cứ nghĩ tiêu cực, sợ mất tiền và sợ người ta lùa gà thì sao phát triển được. Phải tự tin! Mất thì làm lại!

*Bạn nào thích nghe kể mấy mô hình “ló cái khôn” như vầy thì tương tác lai còm se để đọc tiếp.

TnBT

Ổ điện cao quá so với dây của di động thì lấy tờ giấy kẹp vào. Luôn nghĩ cách thực hiện cho được mục tiêu, miễn đừng hại ai là được, còn tài năng hơn thì vừa giúp mình, vừa giúp người.

Như bạn này, ngày 30 Tết, bạn đi lang thang ở chợ hoa, nhưng không mua hoa mà trao đổi với các thương lái, nếu cuối ngày cần gửi tiền vào tài khoản thì báo bạn, vì ngân hàng đã đóng cửa nên không thể nạp vô, bạn lấy một chút tiền phí. Nhiều chủ hoa đã đồng ý, vì thường họ ở chỗ khác đến thuê vỉa hè để bán hoá, cuối ngày 30 mới xong, lúc này chạy về tàu xe ôm cục tiền rất nguy hiểm. Thường họ sẽ đến một tiệm vàng trong chợ gần đó, đưa tiền mặt cho tiệm vàng, tiệm vàng nhận xong chuyển khoản, thu ít phí. Các tiểu thương khác cũng vậy, cuối năm là ngày thu tiền nợ, mà ngân hàng lại đóng cửa.

Tiền mặt nhiều quá vậy phải làm sao. Họ cân bằng bằng cách tung người đến các máy ATM. Người đang rồng rắn xếp hàng, ai lười đợi thì có thể làm ngược lại, chuyển tiền vào TK và nhận tiền mặt. Bạn này cứ cuối năm là làm dịch vụ này ở thị xã bạn đang ở, kiếm khá. Dịch vụ này xưa nay là các tiệm vàng làm, càng sát giao thừa càng nhộn nhịp người vô gửi tiền và rút tiền vì hệ thống ngân hàng đã nghỉ, các máy ATM có cả dịch vụ nạp tiền vô lúc nào cũng đông.

Tới chiều ngược lại, sau Tết, tâm lý mê tín dị đoan thần tài cầu mong may mắn lợi lộc, nhiều người đi mua vàng theo đám đông vào 1 ngày vía Thần Tài gì đấy. Lúc này, giá vàng lên rất cao, nhưng người ta chen lấn mua, giá nào cũng mua để cầu may. Nhưng những người bị thao túng tâm lý này cũng chủ yếu là người còn đang giật gấu vá vai, có người ngay hôm sau đã phải bán lại để có tiền sinh hoạt (người giàu họ không tin mấy cái vía tào lao này, nên chủ yếu là nhóm người có thu nhập thấp mới dồn hết sức tranh nhau mua-bán). Giá vàng lúc đó xuống cái ào, nhưng người bán cần tiền quá nên đành chịu thôi, chỉ có tiệm vàng và các công ty vàng bạc được hưởng lợi. Một số bạn cũng đã nắm được quy luật này, khai thác tốt.

Khai thác tâm lý để kiếm tiền, họ nộp tiền tự nguyện và vui vẻ, ngay cả lỗ vẫn cười hố hố, đó là kinh tế. Kinh tế không phải là khoa học xã hội cũng không phải khoa học tự nhiên, nó là khoa học về hành vi. Chọn làm kinh tế thì nắm hành vi của người tiêu dùng, quan sát và rút ra quy luật. Làm ngược lại với đám đông là có tiền.

**** Bạn ở đầu bài, ai cần giới thiệu thì nhắn. Rất lanh nên kiếm khá mỗi dịp Tết. Tết là làm vài ngày cho vui thôi, khi ChatGPT ra đời, bạn đã khai thác được cái ChatGPT nhanh chóng và tìm được nhiều mối xuất khẩu, chỉ trong 1 thời gian ngắn mà bạn tìm được rất nhiều mối nhập hạt điều và yến sào của Việt Nam. Bạn làm trung gian, chưa rõ kiếm được nhiều không vì hàng đang đóng cont, chưa xuất.

Cái ChatGPT này hay lắm, tích hợp trí tuệ nhân tạo của tỷ tỷ người giỏi giang, gõ cái là ra hết, thay vì search gu gồ cả trăm cái, giờ chỉ cần 1 câu hỏi, tiếng Anh thì chuẩn hơn tiếng Việt. Bạn nào làm lập trình viên hay kinh doanh, đặc biệt xuất nhập khẩu, nên tận dụng để tiết kiệm thời gian, nó soạn thư từ cho mình luôn.

Các tập đoàn ứng phó thế nào với các đợt suy thoái kinh tế?

Lý Gia Thành là tỷ phú hàng đầu châu Á, ông có hệ thống nhiều công ty như ngân hàng tài chính dịch vụ, sản xuất dược phẩm, thép, nông nghiệp, tàu biển, bất động sản, may mặc thời trang,… thậm chí quyền khai thác kênh đào Panama cũng là của công ty Hutchison Whampoa của ông.

Trong những lần suy thoái kinh tế thế giới do dịch bệnh, hoặc do tiền tệ, ông lại chuyển hướng dồn tiền và công sức vào đầu tư vào làm hạ tầng cho 2 mảng bất động sản lớn là bất động sản công nghiệp và bất động sản nông nghiệp. Vì lúc suy thoái, vùng vẫy buôn bán các ngành khác rất khó, kể cả bất động sản dân sự (để ở) thì càng gặp khó. Để duy trì hoạt động, chỉ có 1 cách là âm thầm đi triển khai làm hạ tầng ở các tỉnh.

Cụ thể, khu vực ven biển đồng bằng sông Châu Giang, trước tình hình xâm nhập mặn và tình trạng nước biển dâng chắc chắn, ông đề xuất chuyển đổi thành các khu công nghiệp ven biển. Ông cho lấp đất, biến thành các khu công nghiệp trù phú bây giờ ở dọc khu vực tỉnh Quảng Đông. Các tỉnh khác như Quảng Tây, Phúc Kiến… cũng tích cực học tập, và đều trở thành những nơi kinh tế thịnh vượng. Khu công nghiệp chỉ nhận các nhà máy không/ít ô nhiễm như lắp ráp công nghệ điện tử, dược, thực phẩm,…

Ngày nay, khu vực Thâm Quyến trở thành nơi sản xuất hàng điện tử điện thoại số 1 thế giới. Những nơi ven biển (cách biển từ 300km trở lại) rất phù hợp để phát triển công nghiệp vì dễ dàng làm cảng xuất hàng, ngay cả nơi cửa sông bồi lắng thì làm cầu cảng ra xa vài km để đón tàu trọng tải lớn vào. Ở Chu Hải và Phòng Thành, có nhiều cảng cách đất liền vài km, có đường dẫn ra cảng dưới dạng xây cầu trên biển, xe container tấp nập. BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP (CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, CÁC CÔNG VIÊN PHẦN MỀM, CÁC CÔNG VIÊN CÔNG NGHỆ CAO) LÀ RẤT ĐÁNG ĐẦU TƯ.

Còn các khu vực nông thôn sâu trong lục địa phía Tây như Thanh Hải, Cam Túc, Tứ Xuyên… ông cho phát triển mảng bất động sản nông nghiệp. Hàng ngàn hectare đất nông nghiệp được công ty ông quy hoạch thành các farm lớn. Quy mô mỗi farm khoảng 1000 hectare trở lên, làm hạ tầng đầy đủ như đường sá, điện ba pha, hệ thống tưới tiêu, nhà xưởng nuôi trồng và chế biến, nhà ở cho công nhân nông nghiệp (không phải nông dân, chỉ là công nhân nhưng làm nông),… sau đó thì rao bán cho các tập đoàn khác.

Các tập đoàn đa ngành thường có thêm mảng nông nghiệp, khi có sẵn farm đã làm xong hạ tầng thì vào triển khai trồng, nuôi những cây/con họ ưa thích, theo chiến lược riêng của họ. Ông hợp tác với các tập đoàn Hà Lan, Israel, Ý, Tây Ban Nha… để làm hạ tầng cho bất động sản nông nghiệp vì các nước này có thế mạnh về đầu tư hạ tầng này. Góp phần tạo nên những vùng nông thôn trù phú.

Dân cư nông thôn cũng bắt đầu từ bỏ việc làm nông vì quy mô nhỏ lẻ không hiệu quả (ly nông không ly hương), nên việc gom đất đầu tư thành những nông trại lớn, có thể áp dụng các biện pháp canh tác hiện đại như máy cày, máy bay rải phân thuốc, máy gieo hạt, những đồn điền chăn nuôi cách biệt với quy mô khổng lồ… và quay ngược cung cấp trở lại cho các thành phố. Nông trại (farm) thật ra là nhà máy sản xuất nông sản nên phải quy mô rất lớn mới làm tốt và hiệu quả được. Ông có quan điểm rất rõ ràng như thế.

Ngoài TQ đại lục, Lý Gia Thành còn đầu tư rất mạnh ở Malaysia, Đài Loan, Philippines, và 1 số nước Đông Nam Á. Cũng 1 cách làm tương tự. Ven biển thì khu công nghiệp công nghệ cao, xa biển hay đồi núi thì làm farm.

Các tập đoàn BĐS lớn của VN có thể tham khảo từ câu chuyện trên của tỷ phú Lý Gia Thành.

Xem thêm : Chuyện chưa kể về ông Lý Gia Thành

Nếu có tiền, người có đầu óc và thiện tâm sẽ làm gì?

– Người có tiền thì vô số, nhưng phần lớn là mua đất, mua nhà, mua xe, mua quốc tịch, sống hưởng thụ, và hết.

– Còn người vừa có tiền vừa có đầu óc, họ sẽ đầu tư, triển khai các dự án sản xuất kinh doanh để tiền tiếp tục sinh sôi. Nhưng chỉ triển khai ở nơi dễ sinh lời mà thôi.

– Người vừa có tiền, vừa có đầu óc, vừa có tâm tốt thì họ sẽ đến những nơi khó khăn, hoang vu, đầu tư vào đó. Ví dụ như trường hợp anh Linh trong bài báo dưới đây.

Trường hợp thứ 3, người ta gọi là nhà tư bản dân tộc. Và rất đáng để vinh danh. Nước nào cũng vậy, giới trẻ thần tượng các nhà tư bản dân tộc hơn mọi ca sĩ diễn viên. Và họ cũng được mọi tầng lớp trong xã hội kính nể và yêu thương. Những người tư bản dân tộc là tài sản rất quý của mỗi quốc gia.

Nếu các bạn chọn con đường doanh nhân, thì hãy trở thành 1 nhà tư bản dân tộc.

Quyền Linh xây dựng khu văn hóa tín ngưỡng Giếng Tiên kinh phí 200 tỉ

, , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *